kinhdoanh.muabannhanh.com kinhdoanh.muabannhanh.com

Đăng quảng cáo miễn phí: MuaBanNhanh, Nhà Đất, Xe
Tìm việc và tuyển dụng: Việc Làm Vui

Mỗi con lợn lỗ hơn triệu, chủ nuôi lao đao, cuối năm lo thiếu thịt

Đã xem: 50
Cập nhât: 3 năm trước
Giá thức ăn chăn nuôi ngày càng tăng trong khi giá lợn hơi ngày 1 giảm, người chăn nuôi lâm vào thua lỗ, nhiều chủ chăn nuôi lợn không muốn tái đàn. Tình hình này khiến nhiều người e ngại nguồn cung thịt lợn vào dịp cuối năm sẽ thiếu hụt.

Đăng tin mua bán hàng online MuaBanNhanh.com nền tảng thương mại điện tử toàn diện

Mỗi con lợn lỗ hơn 1 triệu đồng

Giá lợn hơi vẫn tiếp tục giảm. Hồi đầu năm 2021, giá lợn hơi dao động trong khoảng 83.000 – 86.000 đồng/kg. Đến đầu tháng 8, giá giảm mạnh chỉ còn dao động ở mức từ 52.000 – 56.000 đồng/kg, sang đầu tháng 9 này, giá lợn hơi ở miền Bắc tụt xuống chỉ còn 50.000 đồng/kg.

Ở thủ phủ chăn nuôi như Đồng Nai, Hậu Giang giá lợn hơi cũng chỉ còn ở mức 51.000 đồng/kg.

Giá lợn giảm mạnh, trong khi giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng khiến nhiều gia đình chăn nuôi lợn rơi vào cảnh thua lỗ nặng.

Nhiều người chăn nuôi chia sẻ, so với thời điểm này của năm ngoái thì hiện tại giá mỗi bao cám tăng từ 50.000 – 70.000 đồng. Một trang trại chăn nuôi khoảng 50 con lợn nái, 150 lợn thịt và 50 con lợn sữa thì trung bình mỗi tháng tiêu thụ trên 800 bao cám. Tính ra chi phí cho chăn nuôi tăng thêm khoảng 50 triệu đồng/tháng.

Trong khi dịch bệnh, nhất là dịch tả lợn châu Phi vẫn tái phát ở nhiều nơi khiến người chăn chịu áp lực, thậm chí mất trắng vì dịch.

Ông Đức, một chủ chăn nuôi lợn ở Thanh Trì (Hà Nội) chia sẻ, năm 2021, giá lợn hơi bắt đầu giảm, lợn siêu nạc từ 90.000 đồng/kg giờ còn 57.000 - 58.000 đồng/kg, trong khi đó lợn lai hiện chỉ bán được 50.000 đồng/kg, thấp nhất trong hơn một năm qua. Thế nhưng từ đầu năm đến nay các đại lý cung cấp cám liên tục tăng giá, trước đây mỗi bao cám trọng lượng 25kg có giá 270.000 đồng thì nay đã tăng lên 330.000 đồng.

“Chi phí cho một con lợn khoảng hơn 100kg xuất chuồng khoảng 6,6 triệu đồng, nếu bán với giá 50.000 đồng/kg thì mỗi con lợn tôi lỗ hơn 1 triệu đồng.

Mặc dù giá lợn giống cũng giảm chỉ còn từ 1,7 triệu đồng - 2 triệu đồng/con nhưng xuất hết lứa lợn trong trại này tôi vẫn phải tính toán lại xem có nên tái đàn nữa hay không. Nếu giá cám vẫn tiếp tục tăng cao thì chắc tôi phải tạm dừng một thời gian”, ông Đức nói.

Không riêng gì ông Đức, nhiều hộ chăn nuôi lợn cho biết, từ nay đến cuối năm, nếu giá cám vẫn tăng, giá lợn hơi vẫn giảm thì sẽ cắt giảm đàn, thậm chí tạm dừng nuôi để tránh bị lỗ.

Nguy cơ thiếu nguồn cung thịt lợn vào cuối năm?

Mới đây, tại hội nghị tháo gỡ khó khăn và định hướng phát triển ngành chăn nuôi các tháng cuối năm 2021, ông Dương Tất Thắng, Quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi, cho biết, tính đến ngày 1/7/2021, đàn lợn trong cả nước có 26,3 triệu con.

Trước tình hình dịch bệnh Covid-19, Cục Chăn nuôi đưa ra 3 tình huống dự báo.

Cụ thể, tình huống 1, nếu dịch Covid-19 có thể kiểm soát trong cuối tháng 9 hoặc cuối quý 3/2021, khi đó nhu cầu thực phẩm tăng trở lại; các chuỗi chăn nuôi, giết mổ, phân phối được giải quyết, lưu thông trở lại thì ngành chăn nuôi phục đủ nhu cầu nội địa và Tết Nguyên đán 2022.

Tình huống hai, nếu đến cuối quý 4/2021, dịch Covid-19 mới được khống chế thì người chăn nuôi gặp khó khăn để duy trì sản xuất vì giá thành đầu vào như thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y tăng nhưng giá sản phẩm đầu ra bấp bênh; sức mua thị trường suy giảm nhiều; các chuỗi giết mổ, phân phối không được lưu thông; người chăn nuôi không dám tái đàn, nhiều cơ sở chăn nuôi, doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi bị ảnh hưởng, nguồn cung thực phẩm Tết 2022 sẽ thiếu 10-20%.

Tình huống 3, nếu Covid-19 kéo dài sau Tết nguyên đán 2022, khi đó hàng loạt chuỗi cung ứng bị đứt gãy, nếu không có giải pháp cải thiện lưu thông, phân phối thì người chăn nuôi bỏ không chuồng trại, nhiều nhà máy thức ăn chăn nuôi vừa và nhỏ bị khó khăn, có thể dẫn đến phá sản. Nguy cơ nguồn cung thực phẩm thiếu 30-40%.

Đại diện nhiều địa phương cũng cho biết, hiện nhu cầu thịt lợn giảm gần 1 nửa do bếp ăn ở các khu công nghiệp, khu chế xuất tỉ lệ hoạt động thấp, người lao động thất nghiệp không có thu nhập.

Trong khi đó, một số doanh nghiệp lớn có lượng lợn thịt còn nhiều chưa bán được. Đặc biệt là giá thức ăn chăn nuôi vẫn có dấu hiệu tiếp tục tăng khiến lợi nhuận từ việc chăn nuôi không còn nên người chăn nuôi bỏ trống chuồng nhiều lên và chăn nuôi quy mô nông hộ giảm.

Thông thường vào dịp cuối năm và Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ thịt lợn tăng rất mạnh, vì thế vào thời điểm này, ngành chăn nuôi đang lên kế hoạch đầu tư để tăng đàn. Tuy nhiên, nếu chủ trang trại chăn nuôi lợn chưa muốn tái đàn vì thua lỗ sẽ có phát sinh nguy cơ thiếu hụt nguồn cung thịt vào những tháng cuối năm, nhất là vào Tết Nguyên đán 2022.

Hải Yến - Kinh Doanh & Tiếp Thị

Đăng bởi Hải Lý 04-09-2021 50

Chuyên mục: Kinh doanh

Đăng tin mua bán online nhanh dễ dàng tại MuaBanNhanh.com hệ thống nền tảng, mạng xã hội hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiểu thương, người khởi nghiệp mua bán
Miễn phí Đăng tin. Không giới hạn Tin đăng.

Tin nổi bật Kinh doanh

Thương Mại Điện Tử, Mua Bán Hàng Online MuaBanNhanh.