Cảnh báo rủi ro lạm phát khiến dòng tiền chuyển dịch mạnh vào BĐS

Những cảnh báo về rủi ro lạm phát trong năm 2022 liên tục được đưa ra khiến lượng giao dịch BĐS tăng mạnh đột biến.

 Giữa thời kỳ có quá nhiều biến động, các chuyên gia cũng như các nhà đầu tư đều cho rằng địa ốc chính là kênh bảo lưu tài sản và tích lũy an toàn.

Tiền mặt đang chảy vào bất động sản

Gần 2 năm dịch bệnh kéo dài khiến chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy, giá hàng hóa trên thị trường quốc tế tăng mạnh gây ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp sản xuất nội địa. Mới đây, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã trình Chính phủ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế sau dịch bệnh COVID-19 với quy mô khoảng 800.000 tỷ đồng. Chi phí sản xuất tăng mạnh kết hợp với lượng tiền lớn đổ ra thị trường khiến lạm phát được đánh giá sẽ trở thành từ khóa chủ đạo trong năm 2022.

Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán Việt Nam ghi nhận có thời điểm bứt phá khỏi ngưỡng 1.500 điểm song áp lực điều chỉnh đã xuất hiện trở lại ở những phiên cuối tháng 11/2021 trước lo ngại về biến thể COVID-19 mới. Trong khi dòng vốn ngoại "miệt mài" rút khỏi thị trường thì các nhà đầu tư trong nước cũng đang cân nhắc chuyển dòng tiền vào BĐS sau khi chốt lời từ cổ phiếu.

Trước những thay đổi của nền kinh tế, tiền mặt gửi tiết kiệm của người dân trong tháng 9/2021 giảm 1.473 tỷ đồng (số liệu của Ngân hàng Nhà nước). Ngược lại, lượng giao dịch BĐS tại thị trường thứ cấp tăng mạnh, thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng bất động sản tháng 10 khoảng 1.400 tỉ đồng, tăng cao so với tháng 8 và 9 chỉ ở mức 640 tỉ đồng và 685 tỉ đồng.

Lý giải cho sức hút này, các chuyên gia cho rằng, bất động sản cũng là một loại hàng hóa. Trong thời điểm lạm phát, giá trị của tài sản này vẫn có khả năng bảo toàn, thậm chí tăng giá. Sự tác động gián tiếp đến các yếu tố như giá vật liệu, giá cả hàng hóa, giá thuê nhà... khiến giá nhà có xu hướng đi lên trong các đợt lạm phát. Trên thực tế, giai đoạn 2006-2008, Việt Nam bị cuốn vào chu kỳ lạm phát mạnh cùng với nền kinh tế thế giới. Giá nhà đất trong giai đoạn này đã tăng 100 - 150% chỉ trong một năm, và là mức tăng mạnh nhất trong lịch sử.

Trong bối cảnh suất đầu tư tại các thành phố trung tâm đang ở mức cao, nhiều người chuyển hướng về các thị trường mới nổi xung quanh. Những địa phương sở hữu tiềm năng phát triển với lực đẩy hạ tầng lớn và có thể di chuyển bằng phương tiện cá nhân trong 1-2 tiếng đồng hồ từ trung tâm Hà Nội như Hải Dương, Hưng Yên, Phủ Lý… trở thành điểm hút đầu tư.

Nhiều cơ hội cho thị trường Hải Dương

Là tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng đầu tại miền Bắc, Hải Dương đón nhận làn sóng chuyển dịch đầu tư BĐS ra vùng ven Hà Nội với sự tham gia của hàng loạt các doanh nghiệp lớn như: Nam Cường, FLC, Thành Đông, An Phú, Vạn Lộc, Vạn Phúc, Trường Thịnh, Hoàng Long Habico... Chỉ tính riêng trong quý 3, toàn tỉnh có 4 dự án được chào bán, cung cấp ra thị trường 993 sản phẩm đất nền. Trong đó, số lượng giao dịch đạt 632 sản phẩm, tương đương tỉ lệ hấp thụ 63%.

Bước sang quý 4, thị trường này tiếp tục được dự báo sẽ có sự bứt phá với sự gia nhập của các dự án lớn, có quy hoạch rõ ràng, đáp ứng đúng nhu cầu tích luỹ tiền mặt của người dân. Nổi bật có thể kể đến khu đô thị Thanh Hà New City (Tân An, Thanh Hà) do Hoàng Long Habico đầu tư. Mặc dù chưa chính thức ra mắt trên thị trường nhưng Thanh Hà New City đã nhận được nhiều quan tâm của khách hàng địa phương cũng như nhà đầu tư tại khu vực lân cận.

Chị Minh Anh, một người dân sống tại đây cho biết, ngay khi nhận được thông tin có dự án tại trung tâm thị trấn, chị đã trực tiếp tìm hiểu và tính sẽ rút tiền tiết kiệm đế sẵn sàng đặt cọc mua đất.

"Thanh Hà New City sở hữu vị trí rất thuận lợi khi nằm tại khu vực có đầy đủ các yếu tố điện – đường – trường – trạm hiện hữu; thế đất và mặt bằng của dự án cũng rất đẹp. Đặc biệt, với quy hoạch phát triển Thanh Hà trở thành đô thị loại IV trước năm 2030 thì đây thực sự là dự án có tiềm năng với nhiều cơ hội tăng giá", chị Minh Anh chia sẻ.

Theo khảo sát thực tế, dự án Thanh Hà New City toạ lạc tại khu đất ngay giao điểm của 2 tuyến đường huyết mạch huyện Thanh Hà là DT390 và 390B. Đây là trung tâm sầm uất bậc nhất thị trấn Thanh Hà, nơi làm việc của các cơ quan hành chính – chính trị quan trọng như: UBND huyện, Chi cục Thuế, toà án Nhân dân… Đồng thời, xung quanh dự án tập trung hệ thống tiện ích dịch vụ đa dạng như: Ngân hàng BIDV, cửa hàng Điện Máy Xanh, Trường Tiểu học Thanh Hà, Trường THPT Thanh Hà, Chợ Hương, Chợ Nứa, Bệnh viện Thanh Hà…

 

Thanh Hà New City – Cơ hội cho các nhà đầu tư

Theo đại diện chủ đầu tư, bên cạnh lợi thế về vị trí, Thanh Hà New City còn là một trong số ít các dự án sở hữu quy hoạch đồng bộ với hệ thống tiện ích nội khu đa dạng như: trung tâm thương mại, trường mầm non, khu vui chơi ngoài trời, bãi đỗ xe... Với sự đầu tư bài bản, khu đô thị hứa hẹn mang đến cuộc sống chất lượng dành cho cư dân tương lai.

Được quy hoạch trên tổng diện tích 9.3ha, Thanh Hà New City dự kiến cung cấp ra thị trường khoảng 331 lô đất nền. Trong đó, liền kề là dòng sản phẩm chủ đạo có diện tích từ 72-157m2 và biệt thự nhà vườn với diện tích từ 172 – 240m2.

Hội tụ những ưu thế về khả năng thanh khoản tốt, ổn định, Thanh Hà New City là dự án thích hợp với tâm lý sở hữu tài sản bền vững của người dân. Đặc biệt dự án sẽ là "áo giáp" của các nhà đầu tư trong thời điểm lạm phát sắp tới.

Ánh Dương Theo Nhịp Sống Kinh Tế

Các bài viết liên qua đến Cảnh báo rủi ro lạm phát khiến dòng tiền chuyển dịch mạnh vào BĐS