Đăng quảng cáo miễn phí: MuaBanNhanh, Nhà Đất, Xe
Tìm việc và tuyển dụng: Việc Làm Vui
Ông Jonathan Harrington đã có bài viết chia sẻ cho độc giả về tầm quan trọng của việc đầu tư sớm, và đầu tư thường xuyên, để tạo ra giá trị lớn nhờ sức mạnh của lãi kép và thời gian, chứ không phải chạy theo xu thế nhất thời của thị trường hay "lướt sóng" chứng khoán.
Bạn có biết rằng thời gian là một trong những yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến việc đầu tư? Tất nhiên là số vốn khởi đầu và tỷ suất lợi nhuận trong đầu tư là quan trọng. Tuy nhiên, đi cùng với yếu tố thời gian, sức mạnh của lãi kép sẽ có sức ảnh hưởng lớn, đáng để chút thời gian ra để suy ngẫm.
Hãy xem xét ví dụ giả định sau đây: Bảo, Minh và Quang là anh em sinh ba, cả ba đều kiếm được số tiền như nhau trong công việc và tất cả đều đầu tư vào cùng một quỹ tương hỗ mà chúng ta sẽ giả định mức tăng trưởng 9% mỗi năm. Cha của họ đã nói với ba người về sức mạnh của lãi kép và muốn họ bắt đầu tiết kiệm càng sớm càng tốt.
Bảo lắng nghe lời khuyên của cha mình và hiểu tầm quan trọng của việc bắt đầu từ sớm. Anh bắt đầu tiết kiệm 1.150.000 Đồng mỗi tháng ở tuổi 25 và đầu tư khoản tiết kiệm hàng tháng đó vào một quỹ tương hỗ có mức tăng trưởng 9% một năm. Bảo làm điều này trong mười năm, cho đến khi bước vào tuổi 35. Tại thời điểm đó, anh ngừng tiết kiệm, nhưng vẫn để tiền trong tài khoản đầu tư của mình tiếp tục tăng trưởng 9% mỗi năm cho đến nghỉ hưu ở tuổi 65.
Minh không nghĩ rằng mình cần phải bắt đầu tiết kiệm và đầu tư sớm như em trai Bảo của mình. Thay vào đó, anh bắt đầu tiết kiệm ở tuổi 35. Anh gửi vào tài khoản đầu tư số tiền tương tự, 1.150.000 Đồng mỗi tháng, cho đến khi 45 tuổi. Sau đó, anh cũng ngừng tiết kiệm và để tiền trong tài khoản đầu tư của mình cho đến khi 65 tuổi.
Quang thì không nghe lời cha hoặc các em của mình và không bắt đầu tiết kiệm cho đến khi 45 tuổi. Anh không tin rằng việc bắt đầu sau sẽ tạo ra quá nhiều khác biệt vì anh vẫn còn rất nhiều thời gian để đầu tư. Khi đến tuổi 45, anh cũng bắt đầu tiết kiệm 1.150.000 Đồng mỗi tháng và đầu tư vào quỹ giống như các em của mình, với mức tăng trưởng 9% mỗi năm. Anh làm như vậy cho đến khi 55 tuổi, và sau đó để các khoản đầu tư tự tăng trưởng cho đến năm 65 tuổi.
Như vậy, mỗi anh em đều tiết kiệm được như nhau, mỗi tháng trong vòng 10 năm. Mỗi người đều đầu tư tiền tiết kiệm của mình vào cùng một quỹ mang lại mức lợi nhuận như nhau. Sự khác biệt duy nhất giữa họ là khoảng thời gian tiết kiệm được tích lũy của mỗi người. Khi gặp mặt để kỷ niệm sinh nhật lần thứ 65 cùng nhau, họ so sánh số dư đầu tư của mình và vô cùng ngạc nhiên. Ba anh em phát hiện ra rằng số dư hiện tại của họ khác nhau đáng kể, nhiều hơn những gì họ đã suy nghĩ. Bảo, người xuất phát sớm hơn hai anh của mình, khá hài lòng vì đã tích lũy được gần 3,3 tỷ Đồng, gấp sáu lần so với anh trai Quang, người mà bây giờ đang khá ghen tị. Minh thất vọng vì không bắt đầu sớm hơn, nhưng cũng nhận ra mình vẫn nhiều gấp rưỡi so với anh trai Quang.
Hai anh em đồng ý rằng cha họ đã đúng, và lẽ ra tất cả họ nên nghe lời ông. Minh làm tốt hơn Quang, nhưng lại tự hỏi nếu đã tiết kiệm nhiều hơn thì sẽ như thế nào. Liệu anh có hơn Bảo không nếu thay vì tiết kiệm 1.150.000 Đồng, anh sẽ tiết kiệm gấp đôi, 2.300.000 Đồng mỗi tháng? Biểu đồ dưới đây cho thấy rằng ngay cả khi tăng gấp đôi tỷ lệ tiết kiệm của mình, Minh vẫn sẽ không theo kịp Bảo. Thời gian nghiêng về phía Bảo, và vì anh ấy đã bắt đầu sớm hơn nên anh ấy sẽ vẫn có nhiều tiền hơn Minh.
Quang tự hỏi điều gì sẽ xảy ra nếu anh bắt đầu tiết kiệm 10 năm sớm hơn như Minh ở tuổi 35, và sau đó anh ấy tiếp tục tiết kiệm số tiền đó mỗi tháng mà không dừng lại cho đến khi anh ấy 65 tuổi. Điều gì sẽ xảy ra nếu anh ấy tiết kiệm 1.150.000 Đồng mỗi tháng, trong hai mươi năm, liệu điều đó có đảm bảo sẽ đưa anh ấy vượt lên trên những người em của mình? Trên thực tế, ngay cả khi tiết kiệm được số tiền hàng tháng như Bảo trong tổng cộng ba mươi năm thay vì chỉ mười năm, Bảo vẫn hơn anh trai mình.
Trên đôi cánh của thời gian, sức mạnh của lãi kép là một động lực đáng kể và nên là kim chỉ nam cho những bạn trẻ khi khởi đầu tích lũy tài sản qua đầu tư. Hãy tưởng tượng lãi kép có thể làm gì cho bạn nếu thay vì chỉ thực hiện một khoản đầu tư một lần duy nhất và để nó phát triển, bạn tạo thói quen đầu tư hàng tháng và để mọi thứ phát triển dựa vào sức mạnh của lãi kép. Đúng là số tiền bạn có thể tiết kiệm hàng tháng là quan trọng, nhưng nó có thể không quan trọng bằng việc bạn phải đầu tư khoản tiết kiệm của mình tại thời điểm nào và bao lâu. Bắt đầu càng sớm, bạn sẽ càng có nhiều lợi thế!
Ông Jonathan Harrington đã dành toàn bộ sự nghiệp của mình trong lĩnh vực quản lý đầu tư. Ông đã làm việc cho Fidelity Investments và Putnam Investments ở Boston. Ông gia nhập Invesco sau khi lấy bằng MBA và đã làm việc tại các văn phòng Atlanta, Boston, London và Houston. Ông là đồng quản lý Quỹ cổ tức đa dạng Invesco – có tài sản đang quản lý từ 250 triệu USD lên hơn 10 tỷ USD. Quỹ này đã được trích dẫn nhiều lần trên Tạp chí The Wall St. với danh hiệu 'Vua hạng mục' vì mang lại kết quả vượt trội.
Ông tốt nghiệp Thạc sĩ Quản trị kinh doanh của trường Kellogg School of Management, trường đại học Northwestern, cử nhân ngành lịch sử & triết học tại trường Dartmouth - Hoa Kỳ và hiện đang là thành của hiện hội CFA. Ông hiện là Cố Vấn Cấp Cao của Công Ty Quản Lý Quỹ Bản Việt ("VCAM").
Jonathan Harrington (Cố Vấn Cấp Cao, Công Ty Quản Lý Quỹ Bản Việt)
Theo Doanh nghiệp tiếp thị
Tin nổi bật Tài chính