Đăng quảng cáo miễn phí: MuaBanNhanh, Nhà Đất, Xe
Tìm việc và tuyển dụng: Việc Làm Vui
Nhưng mà không cái bẫy này toàn bộ bất lợi đều nằm ở người bán còn người mua là nắm đằng cán hết.
Nếu bên mua là người đàng hoàng thì không sao nhưng nếu là bên lừa đảo thì bây giờ mới là bắt đầu phát sinh vấn đề.
Trong HDDCCC có 1 câu "nếu bên mua không mua nữa thì sẽ bị mất cọc" chính câu đó khiến bên bán yên tâm ra ký. Ấy vậy mà tới khi bên mua không mua nữa thì bên bán phải lạy lục năn nỉ bên mua ra ký hủy HDDCCC thì bên phòng công chứng mới chịu hủy đi cái HDDCCC còn không hủy thì bên bán không thể bán người thứ 3.
Và bây giờ mới là cái BẪY thường gặp :
- Bên mua lướt cọc mà lướt không được không có tiền để công chứng sẽ chơi kèo câu giờ. Xin lại tiền cọc mới ra hủy công chứng.
- Trường hợp bên bán không biết phải hủy HDDCCC mới bán được cho người khác. Bên bán cứ tưởng bên mua không mua nữa thì mình cứ việc bán cho người khác thế là đi nhận cọc viết tay với bên thứ 3 (cũng có thể là người của bên mua cắm vào). Và lúc này bên Bán rơi vào thế bí phải chấp nhận theo yêu cầu của bên mua.
Nghe buồn cười đúng không?
Tài sản của mình nhưng vô tình rơi vào tay người khác định đoạt chỉ vì HDDCCC.
Còn nếu bên bán muốn đơn phương hủy HDDCCC thì chỉ có 1 nước duy nhất là khởi kiện ra toà. À mà ra toà thì cứ xác định trung bình 2 năm đến 10 năm mới xử xong nha.
Cái Bẫy này chắc chắn sẽ xảy ra nhiều nhất khi sốt đất đi qua. Khi hạ nhiệt thì đây sẽ là chiêu trò được xài nhiều nhất để thao túng người bán.
Và đôi khi mình sẽ thấy rõ luật còn nhiều kẻ hở cho kẻ bất lương trục lợi.
Nguồn Trần Sơn
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả.
- Thực trạng đúng là có. Dù trong hợp đồng có ghi rõ hiệu lực của hợp đồng, điều khoản chấm dứt nhưng công chứng vẫn yêu cầu phải lập hủy bỏ hđ cọc mới được công chứng chuyển nhượng. Đây là cách hiểu sai của Bên công chứng, đối lập với quý định của Bộ luật dân sự( Phong Trieu).
- Chiêu này dân lướt cọc hay dùng, lướt ko được cù nhầy đòi lại cọc (An Huynh).
- ôi rồi, cọc vài trăm củ ra đấy mà đòi lại cọc, chủ nó cú gửi ngân hàng lấy lãi tiêu nếu ko cần bán, cần bán thì cắt cho tòa 50%, xử trong nốt nhạc ( Quoc Vuong).
- Bài viết hữu ích quá.Thực tế đã xảy ra nhiều trường hợp như vậy, phải ra toà và mất thời gian, dù sau đó toà xử thắng cho người bán, và người bán phải tốn tiền bôi trơn để mọi việc thuận lợi( Thai Hong Ngoc).
Em có thể soạn theo nội dung trên nhé! Để mọi người không mất tiền oan khi giao dịch bất động sản. (Kim Khanh Le).
- Khi chuyển khoản cũng cần nhé! Nhưng nội dung chuyển tiền quan trọng hơn ( Le Duy).
- Hôm mình đi nhận cọc 300 triệu bán nhà, cũng tự tin chắc ăn vì đi công chứng.... ngồi hỏi 1 hồi mới lồi ra cái điều : "khi bên mua không mua nữa thì bên bán phải lạy lục năn nỉ bên mua ra ký HUỶ HDDCCC thì bên phòng công chứng mới chịu hủy đi cái HDDCCC còn không hủy thì bên bán không thể bán người thứ 3", nhận có vài trăm mà rui rỏ dính luôn cái nhà không bán được( Nguyen Nguyen).
- Em đã gặp TH cho thuê nhà công chứng, người thuê vi phạm nên chủ lấy lại nhà và trả cọc lại cho bên thuê nhưng ko biết rằng phải ra PCC chấm dứt HD.Sau cho bên khác thuê ko được, phải đi năn nỉ người thuê cũ và cho thêm tiền để họ ra ký tất toán HD. Nên cho thuê nhà có ký HDCC thì cũng nên lưu ý ( Ngo My Ha Giang).
- Gặp các trường hợp này, bạn phải làm thêm 1 hợp đồng ủy quyền tại thời điểm công chứng hợp đồng đặt cọc (ghi rõ là người đc ủy quyền sẽ ký hủy bỏ hdccdc số mấy và ngày mấy). Công chứng làm hợp đồng ủy quyền từ thằng mua cho mình (thời hạn ủy quyền là sau ngày hết hạn mua bán), khi đó công chứng sẽ chấp nhận hủy hợp đồng đặt cọc mà ko cần chữ ký của thằng đặt cọc. Nói chung khi mua hay bán mà hợp đồng có thời hạn thì yêu cầu công chứng làm kèm 1 hợp đồng ủy quyền là ko sợ bị gì hết (lách luật) (Dung Tien).
- Nó lừa người ta cọc công chứng 500-1ti sau này kiếm nó hủy nó đòi gấp đôi mặc dù nó vi phạm giấy cọc nhưng không có nó thì cũng chẳng mua bán được với ai (Kim Thanh Nguyen).
- Nếu bên mua không mua nữa thì bên bán nên gửi tin nhắn để bên mua xác nhận qua tin nhắn điện thoại để làm bằng chứng pháp lý. hắn tin qua tin nhắn để xác nhận mất cọc. Lưu ý phải nhắn theo số dt ghi trên hợp đồng cọc. Sau đó từ hiệu lực giấy cọc sau 20 ngày. Mình giao dịch với người khác. Trường hợp bên mua đi kiện thì còn tùy trên hợp đồng cọc có điều khoản nào mà bên bán vi phạm không lúc đó mới tính tiếp.
Khi đã ký HDDCCC thì hợp đồng đó đã treo trên hệ thống chung. Nếu không có Phòng Công Chứng hủy đi thì hợp đồng đó sẽ được treo mãi mãi. Cho nên đừng có nghĩ ghi vô câu sau thời gian bao lâu sẽ hết hiệu lực. Quan trọng nhất là Phòng Công Chứng có hợp tác để hủy hay không. Hay lúc đó họ vẫn theo đúng nguyên tắc cứng nhắc là cần bên mua ra ký và thu hồi lại bản hợp đồng đặt cọc công chứng trước đó thì mới ra hủy. Còn mình có thích viết cái gì trong hợp đồng thì cũng vậy thôi.
Tổng Hợp Bùi Tình
Tin nổi bật Bất động sản