Rủi ro lạm phát tăng cao, nhà đầu tư nên “rót tiền” vào đâu?

Trong bối cảnh rủi ro lạm phát tăng cao, nhà đầu tư đang cân nhắc tìm “bến đỗ” tài sản. Trong đó, vàng, chứng khoán và bất động sản được đặt lên bàn cân.

"Sức nóng" giữa vàng, chứng khoán và BĐS

Năm 2021, Việt Nam đối mặt với dịch Covid-19 ở quy mô và mức độ nghiêm trọng hơn rất nhiều so với năm 2020. Nền kinh tế vì vậy cũng bị ảnh hưởng nặng nề và bộc lộ nhiều vấn đề cả trong ngắn và trung hạn. Mới đây, đại diện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cảnh báo rằng, trong năm 2022, nguy cơ lạm phát có thể tăng cao khi các gói hỗ trợ kinh tế được đưa ra.

Trong bối cảnh có nguy cơ lạm phát, nhiều nhà đầu tư cân đối và đặt lại mục tiêu cho danh mục đầu tư của mình. Kể từ đầu tháng 11 đến nay, sự gia tăng liên tục của 3 kênh đầu tư gồm vàng, chứng khoán, bất động sản đã phản ánh phần nào sức nóng của rủi ro lạm phát tại thị trường Việt Nam.

Đối với vàng, những ngày qua, giá vàng trong nước liên tục tăng cao, sắp vượt mức kỷ lục là 62,3 triệu đồng/lượng vào hồi tháng 8/2020. Trong phiên 19/11, giá mua vàng miếng đã tăng lên mức 61,05 triệu đồng/lượng và bán ra 61,8 triệu đồng/lượng.

Theo các chuyên gia tài chính, chính nỗi lo về lạm phát khiến các nhà đầu tư ồ ạt mua vàng để bảo toàn vốn. Tuy mặt hàng vàng được dự báo còn triển vọng đi lên, song thị trường vàng nội địa không được liên thông với thế giới. Vàng trong nước đang đắt hơn giá vàng thế giới khoảng 10 triệu đồng/lượng. Trong tuần qua, giá vàng tăng giảm khó lường đã khiến không ít nhà đầu tư "cháy" tài khoản, lỗ ngay vài triệu đồng/lượng.

Đối với thị trường chứng khoán, trong phiên 18/11, chỉ số VN-Index đã chạm mốc 1.482 điểm, tương đương mức đỉnh lịch sử từ trước đến nay. Tuy nhiên, việc thị trường tăng "nóng" khiến nhiều chuyên gia cảnh báo về khả năng sẽ có đợt điều chỉnh mạnh. Nhà đầu tư chứng khoán không am hiểu thị trường, chạy theo tâm lý đám đông, đầu cơ, lướt sóng nếu chọn sai cổ phiếu hoặc chọn sai thời điểm mua - bán thì sẽ có khả năng mất trắng khoản tiền lớn chỉ trong vài ngày. Vì vậy, đây là thời điểm để nhà đầu tư gom tiền từ cổ phiếu, tiếp tục tìm cơ hội ở các kênh đầu tư khác an toàn hơn và dễ dàng gia tăng lợi nhuận.

Nguy cơ lạm phát, dòng tiền vẫn đổ về bất động sản. Ảnh minh họa: The Standard

Trong khi đó, dù chịu tác động của Covid-19 song thị trường BĐS vẫn cho thấy nhiều chỉ số khả quan. Trong 9 tháng đầu năm 2021, có 1.000 doanh nghiệp bất động sản đã và đang hoạt động trở lại. Vốn FDI đăng ký mới trong lĩnh vực bất động sản đạt 1,74 tỉ USD, chiếm 13% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, đứng thứ 2 sau nhóm chế biến, chế tạo… Phát hành trái phiếu bất động sản cũng rất sôi động với 148.000 tỉ đồng, chiếm 37% toàn bộ doanh nghiệp, đứng thứ 2 sau nhóm ngân hàng. Giá cổ phiếu bất động sản niêm yết cũng liên tục tăng.

Ngoài ra, dòng vốn từ nhiều nhà đầu tư không luân chuyển được vào các kênh sản xuất, tiêu dùng, mà có xu hướng rót về bất động sản.

Dòng sản phẩm biệt lập "hút" khách

Trong bối cảnh bất động sản trở thành kênh đầu tư hấp dẫn, an toàn, sau đại dịch, tâm lý chọn nhà đất để sinh lời của nhà đầu tư cũng dần thay đổi. Người mua có xu hướng về đô thị vệ tinh, lựa chọn các sản phẩm trong khu đô thị khép kín, gần gũi với thiên nhiên, đảm bảo an ninh và sức khỏe…

Những khu vực có không gian thoáng đãng, khó có khả năng lây nhiễm trong các khu biệt lập (compound) để bảo vệ sức khỏe bản thân và cả gia đình trở thành sự lựa chọn hàng đầu. Dòng sản phẩm này thỏa mãn nhu cầu của những người có thu nhập cao, các chủ doanh nghiệp về sở hữu một không gian sống riêng tư trọn vẹn, đi cùng cơ hội thụ hưởng nguồn năng lượng tích cực từ cộng đồng văn minh thành đạt.

Không gian sống tại khu biệt lập The Standard của An Gia

Mặt khác, là bất động sản liền thổ nên dòng sản phẩm compound vẫn hưởng lợi về mặt giá trị, thậm chí cao hơn hẳn so với các phân khúc bất động sản khác nhờ giá đất liên tục tăng, trong bối cảnh nguồn cung không nhiều. Điều này cho thấy đầu tư vào dòng sản phẩm compound vừa đảm bảo giá trị sinh lời cao, vừa đáp ứng các tiêu chí an toàn, riêng tư và tiện ích khép kín.

Đặc biệt, phân khúc nhà phố, biệt thự compound đang có xu hướng dịch chuyển sang các vùng giáp ranh TP.HCM như Đồng Nai, Bình Dương nhờ nguồn cầu lớn, quỹ đất dồi dào, cơ sở hạ tầng kết nối thuận tiện. Đơn cử, dự án khu biệt lập The Standard được Tập đoàn BĐS An Gia triển khai tại mặt tiền đường Tân Phước Khánh 10 (Bình Dương). Có quy mô 6,9 ha, khu biệt lập này là bước đi đón đầu xu thế, nhằm thiết lập chuẩn mực sống mới tại các khu đô thị vệ tinh TP.HCM.

Mặt khác, sự giới hạn về mặt số lượng cùng mật độ dân cư rất thấp cũng là yếu tố khiến nhà phố biệt lập lọt vào "tầm ngắm" của giới chuyên gia, kỹ sư cấp cao đang sinh sống và làm việc tại Bình Dương, vốn đòi hỏi khắt khe về sự riêng tư, yên tĩnh.

Theo nhiều chuyên gia, việc tìm kiếm những không gian sống an toàn bên ngoài các thành phố lớn, để tránh được các nỗi lo về dịch bệnh sẽ trở thành một xu hướng đầu tư mang tính lâu dài và bền vững. Xu hướng này được dự báo sẽ dẫn dắt thị trường bất động sản trong thời gian tới.

Ánh Dương - Kinh Doanh & Tiếp Thị

Các bài viết liên qua đến Rủi ro lạm phát tăng cao, nhà đầu tư nên “rót tiền” vào đâu?