Nhật Bản xếp thứ hai trong số các quốc gia đầu tư trực tiếp nhiều nhất vào Việt Nam, với vốn đăng ký hơn 63 tỷ USD tính đến hết tháng 5/2021.
Bên cạnh đó, lĩnh vực đầu tư vốn cổ phần của các doanh nghiệp Nhật Bản cũng diễn ra rất sôi động.
Trong vòng 10 năm qua, hàng tỷ USD vốn Nhật được rót để mua cổ phần Việt Nam dưới dạng đầu tư chiến lược và mua thâu tóm. Đó là những con số thống kê được, trên thực tế giá trị còn cao hơn thế nhiều.
Doanh nghiệp Nhật tương đối ưa thích với các doanh nghiệp Việt hoạt động trong ngành bán lẻ, thực phẩm đồ uống, tài chính, tiêu dùng, dược phẩm...
Nhiều thương hiệu nổi tiếng của Việt Nam hiện thuộc sở hữu hoàn toàn bởi người Nhật. Một trong số đó là Diana được ông Đỗ Minh Phú bán lại cho Unicharm năm 2011.
Cùng năm, Kirin, nhà sản xuất đồ uống hàng đầu Nhật Bản mua lại thương hiệu Wonderfarm và đưa công ty sản xuất tăng trưởng mạnh mẽ kể từ đó.
Nhiều thương vụ khác có thể kể đến như NTTData mua lại ví điện tử Payoo; Aeon mua siêu thị Citimart; Line mua Webtretho; Eath Chemical mua Á Mỹ Gia (nhà sản xuất thương hiệu tẩy rửa Gift), Sojitz mua Giấy Sài Gòn hay Taisho mua Dược Hậu Giang (công ty dược lớn nhất trên sàn chứng khoán)...
Mới đây nhất, Maruha Nichiro mua lại Saigon Food, công ty thực phẩm của ông Phan Quốc Công (cha đẻ thương hiệu X-Men).
Cũng không thể bỏ qua các giao dịch Vinhomes hợp tác với các đối tác Nhật Bản tại các dự án đại đô thị với tổng giá trị lên tới gần 1 tỷ USD.
Dưới đây là một số thương vụ thâu tóm tiêu biểu được chúng tôi tổng hợp lại.
Sau 1 thập kỷ miệt mài thâu tóm, người Nhật đã sở hữu hàng loạt thương hiệu Việt hàng đầu thuộc nhiều lĩnh vực từ dược phẩm, hàng tiêu dùng, siêu thị đến thời trang...
Nhật Bản xếp thứ hai trong số các quốc gia đầu tư trực tiếp nhiều nhất vào Việt Nam, với vốn đăng ký hơn 63 tỷ USD tính đến hết tháng 5/2021.
Bên cạnh đó, lĩnh vực đầu tư vốn cổ phần của các doanh nghiệp Nhật Bản cũng diễn ra rất sôi động.
Trong vòng 10 năm qua, hàng tỷ USD vốn Nhật được rót để mua cổ phần Việt Nam dưới dạng đầu tư chiến lược và mua thâu tóm. Đó là những con số thống kê được, trên thực tế giá trị còn cao hơn thế nhiều.
Doanh nghiệp Nhật tương đối ưa thích với các doanh nghiệp Việt hoạt động trong ngành bán lẻ, thực phẩm đồ uống, tài chính, tiêu dùng, dược phẩm...
Nhiều thương hiệu nổi tiếng của Việt Nam hiện thuộc sở hữu hoàn toàn bởi người Nhật. Một trong số đó là Diana được ông Đỗ Minh Phú bán lại cho Unicharm năm 2011.
Cùng năm, Kirin, nhà sản xuất đồ uống hàng đầu Nhật Bản mua lại thương hiệu Wonderfarm và đưa công ty sản xuất tăng trưởng mạnh mẽ kể từ đó.
Nhiều thương vụ khác có thể kể đến như NTTData mua lại ví điện tử Payoo; Aeon mua siêu thị Citimart; Line mua Webtretho; Eath Chemical mua Á Mỹ Gia (nhà sản xuất thương hiệu tẩy rửa Gift), Sojitz mua Giấy Sài Gòn hay Taisho mua Dược Hậu Giang (công ty dược lớn nhất trên sàn chứng khoán)...
Mới đây nhất, Maruha Nichiro mua lại Saigon Food, công ty thực phẩm của ông Phan Quốc Công (cha đẻ thương hiệu X-Men).
Cũng không thể bỏ qua các giao dịch Vinhomes hợp tác với các đối tác Nhật Bản tại các dự án đại đô thị với tổng giá trị lên tới gần 1 tỷ USD.
Dưới đây là một số thương vụ thâu tóm tiêu biểu được chúng tôi tổng hợp lại.
Bên cạnh các khoản đầu tư nhằm mua nắm kiểm soát, nhà đầu tư Nhật cũng chi một lượng tiền khổng lồ để đầu tư chiến lược vào hàng loạt doanh nghiệp lớn, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính.
Ngoài thương vụ 1,4 tỷ USD của SMBC vào FE Credit mới đây, nhà đầu tư Nhật cũng là cổ đông chiến lược của Vietcombank, Vietinbank, TPBank, Bảo Việt, OCB....
Đông A - AG - Theo Nhịp sống kinh tế
Tin nổi bật Kinh doanh