Tự mình hại mình,những thói quen tâm lý khiến bạn mãi không thể hạnh phúc

Hạnh phúc đến từ cách chúng ta nhìn nhận thế giới ra sao chứ không phải cách thế giới nhìn nhận chúng ta.

Tất cả chúng ta đều muốn được hạnh phúc, phải không?

Chúng ta luôn tìm kiếm những điều lớn lao, tìm cách phát triển sự nghiệp hoặc tìm kiếm những người sẽ giúp chúng ta hạnh phúc hơn.

Nhưng có một sự thật là hạnh phúc đến từ bên trong chính bản thân chúng ta chứ không phải từ bên ngoài. Hay nói cách khác là:

Hạnh phúc đến từ cách chúng ta nhìn nhận thế giới ra sao chứ không phải cách thế giới nhìn nhận chúng ta.

Điều này biểu hiện rất rõ trong công việc hàng ngày và những thói quen tinh thần có thể hủy hoại một con người ra sao, cho dù người đó có vỏ bọc bên ngoài tốt đến nhường nào.

Nếu bạn muốn hạnh phúc và bình yên trong cuộc sống, hãy chú ý đến những thói quen tâm lý này và tìm cách khắc phục chúng.

1. Đưa ra quyết định dựa vào cảm xúc

Lý luận cảm xúc là một quá trình nhận thức mà qua đó một cá nhân kết luận rằng phản ứng cảm xúc của họ chứng minh điều gì đó là đúng, bất chấp bằng chứng thực nghiệm trái ngược.

Ví dụ:

● Bạn cảm thấy thất vọng với người bạn đời của mình, vì vậy bạn quyết định rằng tốt hơn hết là bạn nên ngay lập tức giải tỏa mọi bất bình của mình với người đó.

● Bạn cảm thấy mình lười biếng và không có động lực, vì vậy bạn quyết định bạn cần phải ở nhà và nghỉ ngơi thay vì tập thể dục hoặc đi chơi với bạn bè như đã hứa.

Cảm xúc là một "thế lực" rất mạnh chính vì thế chúng ta rất dễ bị nó chi phối và luôn làm theo những gì nó "sai bảo".

Nhưng đó chỉ là cảm giác:

Cảm giác được ví như công cụ không thể dự báo chính xác về sự thật hoặc lợi ích.

Ví dụ: Bạn cảm thấy tức giận và phẫn nộ sau khi đọc bài đăng trên Facebook của em gái mình. Ngay lập tức bạn muốn viết những bình luận tiêu cực để cho em gái mình thấy nó đã sai ở chỗ nào. Và như chúng ta đã biết các bình luận trên Facebook có ảnh hưởng như thế nào.

Nếu ở trên cho thấy rằng rõ ràng là hành động bốc đồng theo cảm tính không phải là một điều tốt, vậy tại sao tất cả chúng ta lại làm điều đó thường xuyên như vậy?

Đơn giản là bởi vì nó giúp cho chúng ta cảm thấy dễ chịu.

Những cảm xúc tiêu cực như lo lắng, xấu hổ, cáu kỉnh, buồn bã,... khiến chúng ta khó chịu và thế là chúng ta muốn chúng biến mất nhanh nhất có thể. Và hành động theo cảm xúc nhất thời thường chỉ giúp dập tắt sự khó chịu đó tạm thời.

Nếu bạn đưa ra quyết định theo cảm xúc nhất thời đồng nghĩa với việc bạn đang đánh đổi những lợi ích về lâu dài để lấy những lợi ích nhất thời:

● Nằm ở nhà thay vì đến phòng tập thể dục có nghĩa là bạn đã chọn cảm giác tạm thời (thư giãn) và bỏ qua giá trị lâu dài (sức khỏe thể chất).

● Chụp ba bức ảnh trước khi đến bữa tiệc sẽ tạm thời giúp bạn giảm bớt sự lo lắng nhưng về lâu dài chỉ khiến cảm giác tự ti về bản thân tăng lên.

● Nói những lời không tốt đẹp với chồng hoặc vợ của bạn chỉ nâng cao cái tôi của bạn ngay thời điểm đó, nhưng về lâu dài, bạn đang làm giảm hạnh phúc trong hôn nhân của mình

Để tránh những sai lầm như thế, hãy tập trung vào các giá trị lâu dài của bạn.

Khi bạn phải đối mặt với những cảm xúc mạnh, hãy tự hỏi bản thân:

Tôi thực sự muốn làm gì trong tình huống này?

Điều gì sẽ khiến tôi hạnh phúc về lâu dài?

2. Những kỳ vọng phi thực tế

Kỳ vọng là một giả định về việc mọi thứ nên xảy ra như thế nào.

Ví dụ: Bạn mong đợi sếp của mình là một người nhân từ. Bạn nghĩ bạn sẽ được sếp khen thưởng vì làm việc tốt. Nhưng sau đó bạn bị sốc khi sếp chỉ trích và gay gắt với bạn.

Về mặt tâm lý, kỳ vọng là một hình thức thực hiện mong muốn thông qua một quá trình suy nghĩ vô thức hoặc theo thói quen.

Bạn mong muốn có một người sếp hiền lành vì bạn muốn cô ấy sẽ là người khiến bạn cảm thấy dễ chịu dù chỉ trong chốc lát.

Trong thế giới này không có gì là chắc chắn 100%. Và tất nhiên nhưng con người ở đó càng không chắc chắn.

Về lâu dài, những kỳ vọng không thực tế sẽ để lại nhiều hậu quả. Chúng dẫn đến tình trạng cáu kỉnh kéo dài, các mối quan hệ căng thẳng, lo lắng và thậm chí trầm cảm.

Bí quyết để giải quyết nó là hãy để ý xem những kỳ vọng xuất hiện vì cái gì. Đây là một cơ chế khá đơn giản giúp chúng ta chống lại sự sợ hãi về những điều không chắc chắn.

Bởi vì khi bạn làm như vậy, bạn sẽ có thể quản lý nỗi sợ hãi và bất an của mình tốt hơn, như:

● Chấp nhận đối mặt sự mơ hồ thay vì lẩn tránh nó.

● Chịu đựng sự thất vọng và hối tiếc, cho phép nó "đồng hành cùng bạn" thay vì cố gắng loại bỏ nó.

● Tự trau dồi ý thức về bản thân để cuộc sống của bạn ít bị ảnh hưởng và phụ thuộc vào sự chỉ trích và kỳ vọng quá cao.

Không có gì là chắc chắn. Hãy chấp nhận điều đó và bạn sẽ hạnh phúc hơn vì điều đó.

3. Tự nói về những điều tiêu cực

Cho dù bạn có nhận ra điều đó hay không nhưng thực chất bạn vẫn không ngừng trò chuyện với chính mình.

Bạn đang kể lại những việc xảy ra trong cuộc sống hàng ngày của mình, thậm chí đó là những việc rất nhàm chán ("Tôi nên ăn loại mì nào cho bữa tối?"). Và một số trong số đó được bạn nhắc đi nhắc lại ("Anh ấy là một người tiêu cực, tôi không bao giờ nên lấy anh ta làm chồng").

Nhưng ngoài việc thuật lại những sự kiện trong cuộc sống của mình, chúng ta cũng nên tự nói về bản thân mình:

● Chúng ta tự nhận xét về hiệu suất bán hàng gần đây của chúng ta.

● Chúng ta tự nhủ mình trông thật đẹp trong chiếc quần jean mới đó.

Việc chúng ta tự nói chuyện với bản thân được gọi là độc thoại nội tâm. Cho dù bạn có nhận ra điều đó hay không, thì bạn vẫn thường xuyên làm điều đó như một thói quen. Nói cách khác, bạn có xu hướng nói chuyện với chính mình theo một cách nhất định.

● Có thể bạn luôn cảm thấy diện mạo của mình không bằng người khác?

● Hoặc có thể bạn có thói quen quá để tâm đến những sai lầm nhỏ mà bạn đã mắc phải, thậm chí nghiền ngẫm chúng trong nhiều giờ, nhiều ngày, thậm chí nhiều năm sau đó.

Thói quen tự nói chuyện của bạn rất quan trọng vì chúng là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến tâm trạng của bạn.

Ví dụ:

● Giả sử một con quái vật nhỏ cứ lẽo đẽo theo bạn đến mọi lúc mọi nơi:

● Tất cả những gì con quái vật này toàn nói những lời xúc phạm bạn. Nó nói với bạn rằng bạn trông thật ngốc nghếch và liên tục nhắc bạn rằng không ai thích bạn và bạn nhất định sẽ sớm tự biến mình thành kẻ ngốc.

● Ngay cả khi bạn biết chắc chắn rằng những gì con quái vật nhỏ kia nói đều không đúng, nhưng hãy nghĩ xem bạn sẽ cảm thấy thế nào nếu bạn liên tục bị sỉ nhục và xúc phạm từng giây từng phút? Thật kinh khủng, phải không?

Nếu bạn có thói quen phán xét và tự nói chuyện tiêu cực về mình thì chính bạn sẽ trải qua những điều tồi tệ mà tôi nói ở trên.

Mặc dù lý trí nói với bạn rằng bạn không phải là một người tồi tệ, nhưng nếu bạn tự nói bạn là người tồi tệ thì tự động bạn sẽ cảm thấy đó là sự thật.

Nếu bạn muốn hạnh phúc hơn hoặc ít nhất là bớt bất hạnh hơn một chút thì cách tốt là bạn tự nói với bản thân về điều đó.

Tập thói quen chú ý đến cách bạn nói về bản thân. Hãy ghi chép, tìm kiếm và sau đó bắt đầu xác định cách bạn tự nói chuyện với bản thân. Đặc biệt bạn phải chú ý những điều mang tính tiêu cực quá mức.

Khi bạn bắt đầu nhìn thấy và xác định được các cách bạn nói chuyện, bạn có thể bắt đầu thay đổi chúng.

Những câu chuyện chúng ta tự kể có sức mạnh lớn hơn rất nhiều so với những gì chúng ta tưởng tượng. Học cách nhìn nhận những câu chuyện này để biết chúng là gì và sau đó bạn có thể thay đổi chúng.

Mộc Dương - Kinh Doanh & Tiếp Thị

Các bài viết liên qua đến Tự mình hại mình,những thói quen tâm lý khiến bạn mãi không thể hạnh phúc