Ngoài những kiến thức chính thức từ sách giáo khoa, có những nội dung quan trọng mà gia đình và nhà trường cần phải dạy, hướng dẫn cho trẻ từ lúc trẻ 3-4 tuổi cho đến khi trẻ trưởng thành. Đó là: 1) Kỹ năng sống, 2) "Học làm người" 3) Giới tính, 4) Hướng nghiệp, 5) Tiền và quản lý tiền bạc.
Các nội dung: Kỹ năng sống, Học làm người, Giới tính, Hướng nghiệp, dần dần đã được vào giáo dục trong nhà trường, và nhiều phụ huynh cũng chủ động giáo dục, hướng dẫn con em của mình các kiến thức này.
Điều khá bất ngờ là kiến thức về quản lý tiền bạc, một trong những việc khó khăn và quan trọng nhất của cuộc sống, lại thì lại bị bỏ ngỏ hoàn toàn. Trường không có giáo trình, giờ dạy. Thầy cô hầu như rất ít giảng thêm về tiền. Đa số cha mẹ thì lại không chủ động dạy con về tiền mà chỉ giảng giải cho con khi "có chuyện". Hầu hết đều để cho con tự học theo kiểu quan sát, tự học từ môi trường.
Có một câu nói luôn đúng đó là "Nếu chúng ta không làm điều đó, thì người khác sẽ thay chúng ta làm điều đó". Cha mẹ không dạy con về tiền, thì con sẽ học từ người khác, sẽ tự học. Khi đó con có thể học sai hướng và điều này là một sự thiệt thòi cho con. Thực tế và những nghiên cứu cho thấy, khi có thái độ đúng về tiền và biết cách quản lý tiền bạc đúng đắn, tất cả những việc khác trong cuộc sống của mỗi chúng ta sẽ trở nên dễ dàng, trở nên dễ giải quyết hơn.
Sau đây là một trong những quy tắc đơn giản bạn có thể dạy trẻ cũng như áp dụng với chính bản thân mình để việc quản lý tài chính, lập ngân sách trở nên đơn giản. Đây là chiến lược 50-30-20 nhằm đơn giản hóa quy trình.
Thay vì tách thành nhiều phần khác này, quy tắc này chỉ cần bạn chia thu nhập của mình thành ba loại lớn: Nhu cầu cần thiết; mong muốn; tiết kiệm và đầu tư.
50% tiền lương của bạn sẽ dành cho những thứ bạn cần
Mục này bao gồm tất cả các chi phí thiết yếu của bạn, chẳng hạn như tiền thuê nhà, chi trả các khoản nợ, thực phẩm, tiện ích, bảo hiểm y tế, thanh toán nợ và thanh toán xe hơi.
Nếu chi phí cần thiết của bạn chiếm hơn một nửa thu nhập, bạn có thể cần phải cắt giảm chi phí hoặc giảm bớt việc chi tiêu vào những thứ mong muốn của mình.
20% tiền lương của bạn nên dành cho tiết kiệm và đầu tư
Khoản mục này bao gồm tiết kiệm có tính thanh khoản như quỹ khẩn cấp; các khoản tiết kiệm hưu trí và bất kỳ khoản đầu tư nào khác, chẳng hạn như đầu tư chứng khoán.
Các chuyên gia thường khuyên bạn nên cố gắng có đủ tiền mặt trong quỹ khẩn cấp của bạn để trang trải chi phí sinh hoạt từ ba đến sáu tháng. Một số người cũng khuyên bạn nên tích lũy khoản tiết kiệm khẩn cấp trước, sau đó tập trung vào các khoản đầu tư dài hạn.
Và nếu bạn đang tham gia đóng quỹ hưu trí hay bảo hiểm xã hội thông qua người sử lao động thì đó có thể là một cách tuyệt vời để tiết kiệm một phần thu nhập trước thuế của bạn.
30% tiền lương của bạn sẽ hướng tới những thứ bạn muốn
Danh mục cuối cùng này bao gồm bất kỳ thứ gì không được coi là chi phí thiết yếu, chẳng hạn như du lịch, sách vở, ăn uống, mua sắm và vui chơi.
Danh mục này cũng có thể bao gồm để dành cho những nhu cầu cao cấp. Ví dụ bạn đang muốn mua một chiếc ô tô đẹp hơn thay vì một chiếc rẻ hơn. Phần tiền tích cóp mua xe sẽ được đưa vào danh mục này.
Không có một phương pháp phù hợp nào để quản lý tiền bạc cho tất cả mọi người, nhưng quy tắc 50-30-20 có thể là điểm tốt để bắt đầu nếu bạn chưa quen với việc lập ngân sách và đang băn khoăn về cách phân chia thu nhập của mình.
Thảo Nguyên - Theo CNBC
Tin nổi bật Tài chính