Vén màn lỗ hổng trốn thuế của giới nhà giàu Mỹ: Peter Thiel dùng tài khoản hưu trí đầu tư ngược vào công ty giúp “lách thuế” 5 tỷ USD, Jeff Bezos và Elon Musk hầu như không đóng thuế

Trong bối cảnh để cân bằng thu – chi trong tương lai, Bản dự thảo luật Thuế mới đề xuất bởi Ủy ban Tài chính và Thuế vụ thuộc Hạ viện Mỹ mang mục tiêu lắp những "khe hở" của chính sách thuế hiện nay.

Dự thảo này hướng tới việc buộc người giàu và doanh nghiệp phải đóng thuế nhiều hơn nữa…

Định nghĩa về "giàu" gây tranh cãi

Dự thảo này nếu được thông qua có thể sẽ đảo ngược lại việc cắt giảm thuế dưới thời tổng thống Trump vào năm 2017. Tuy nhiên, lợi ích lớn nhất chưa chắc thuộc về những người có thu nhập thấp nhất.

Michael Kosnitzky, công ty luật Pillsbury Winthrop Shaw Pittman, cho rằng việc tăng thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ không ảnh hưởng tới người giàu có. Vì thuế này được trả bởi các cổ đông. Tức là họ sẽ nhận được ít cổ tức hơn, các nhân viên bị giảm lương và người tiêu dùng sẽ phải chi trả nhiều hơn.

The New York Times dẫn bình luận của Brad Klontz – một nhà tâm lý học tài chính ở Boulder bang Colorado, "định nghĩa này hoàn toàn chủ quan và thêm một con số thu nhập tùy tiện". Nghĩa là bạn có thể "giàu" ở vùng này nhưng "nghèo" ở chỗ khác.

Điều này nghĩa là việc đặt mức thu nhập để xác định người giàu mà không phụ thuộc vào hoàn cảnh sinh sống là "tùy tiện" và sẽ dẫn tới nhiều hệ quả xấu đối với người nộp thuế.

Một loạt các đề xuất của dự thảo này bị chỉ trích tạo ra "khe hở" mang lại cơ hội chuyển nhượng tài sản khổng lồ cho giới siêu giàu. Một phương pháp phổ biến là người giàu đưa tài sản, chẳng hạn như cổ phiếu trong một công ty tư nhân vào quỹ tín thác ngắn hạn và chuyển tất cả tài sản cho người thừa kế miễn thuế.

Hiện nay, đánh thuế khối tài sản này là một phần quan trọng trong kế hoạch thuế ban đầu của ông Biden, nếu thành công có thể mang thêm 11 tỷ USD tiền thuế. Nhưng sau nhiều vận động hành lang, các đề xuất hiện tại không có gì thay đổi.

Quá nhiều lỗ hổng lách luật

Trên thực tế, nhiều "lỗ hổng" về thuế ở Mỹ cần phải xử lý. Ví dụ, cắt giảm việc ưu đãi đối với cổ phiếu mà những người sáng lập khởi nghiệp và nhân viên ban đầu nhận được. Như hiện tại, 10 triệu USD đầu tiên trong số cổ phiếu đó khi IPO có thể được loại trừ thuế.

Thực trạng này đang diễn ra nhan nhản, những người sáng lập đã sử dụng điều khoản này để đóng góp cổ phần vào quỹ tín thác và sau đó xếp chồng lên nhau những khoản loại trừ 10 triệu USD. Họ có thể tài trợ cho nhiều quỹ tín thác, gần như không giới hạn số lượng có thể được loại trừ.

Đề xuất sẽ cắt giảm hạn mức 10 triệu USD xuống còn 5 triệu USD sẽ giúp giảm tác động khi mọi người tìm cách lợi dụng thực hiện khấu trừ nhiều lần.

Một "lỗ hỗng" khá nổi tiếng là tài khoản hưu trí miễn thuế. Việc rút tiền khi nghỉ hưu không phải chịu thuế. Với ưu điểm này, Tỷ phú Peter Thiel đã dùng nó để mua cổ phiếu công ty mình sở hữu như Paypalvà Palantir với giá trị cực thấp. Tất cả các khoản thu nhập từ vốn kể từ đó đều được miễn thuế.

Với tình hình phát triển của các công ty mà Thiel đầu tư thông qua tài khoản hưu trí, khối lượng tài sản miễn thuế mà tỷ phú này "lách" được ước tính khoảng 5 tỷ USD.

Tương tự, theo Báo cáo của ProPublica - một tổ chức tin tức điều tra phi lợi nhuận, cho thấy các ông trùm như Jeff Bezos - người sáng lập Amazon và Elon Musk - ông chủ của Tesla, luôn trả rất ít hoặc không đóng thuế.

Phương Danh - Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Các bài viết liên qua đến Vén màn lỗ hổng trốn thuế của giới nhà giàu Mỹ: Peter Thiel dùng tài khoản hưu trí đầu tư ngược vào công ty giúp “lách thuế” 5 tỷ USD, Jeff Bezos và Elon Musk hầu như không đóng thuế