Đăng quảng cáo miễn phí: MuaBanNhanh, Nhà Đất, Xe
Tìm việc và tuyển dụng: Việc Làm Vui
Nếu thị trường BĐS quý 1/2021 sôi nổi vì thông tin giá đất tăng bất thường ở một số địa phương (mức tăng gấp 2-3 lần trong vài tháng) thì quý 2 có vẻ trầm lắng, nếu không nói là ở một số khu vực giá đất quay đầu giảm giá mạnh.
Theo dữ liệu thị trường BĐS tháng 5 của Batdongsan.com.vn công bố gần đây cho thấy, bên cạnh cơn sốt hạ nhiệt, Covid-19 đã khiến lượng quan tâm sụt giảm mạnh ở loại hình đất nền tại nhiều tỉnh thành trên cả nước, đặc biệt là tại những tỉnh có số lượng ca nhiễm cao.
Cụ thể, so với tháng 4, đất nền là loại hình BĐS bị ảnh hưởng lớn nhất khi dịch bùng phát, với mức quan tâm giảm 19% chung cho toàn thị trường. Đây cũng là mức giảm của thị trường Hà Nội và Tp.HCM.
Báo cáo đơn vị này chỉ ra, một số tỉnh thành có mức độ quan tâm giảm sâu nhất là Bắc Giang (49%), Bắc Ninh và Hà Nam (46%), Vĩnh Phúc (38%), Đà Nẵng (36%), Quảng Nam (35%)…Sự chững lại của thị trường sau đợt "sốt đất" cục bộ được cho là khoảng lặng để giới đầu tư xem xét toàn cảnh và tìm kiếm cơ hội đầu tư đón sóng.
Rõ ràng, trước tình trạng "sốt" đất ảo diễn ra trên diện rộng, ảnh hưởng xấu tới thị trường BĐS, cũng như tác động tới các vấn đề trật tự xã hội. Nhiều địa phương như Quảng Ninh, Bình Phước, Thanh Hoá, Nghệ An, Bắc Giang, Khánh Hoà….. đã nhanh chóng lên tiếng cảnh báo, để NĐT cẩn trọng trước khi rót vốn vào thị trường BĐS. Điều này là lý do chính khiến thị trường BĐS chững lại rõ nét. Trong đó, một số khu vực ghi nhận mức giá giảm sâu.
Không thể phủ nhận, sau Tết nguyên đán, cơn sốt đất nền vùng giáp ranh Hà Nội diễn ra mạnh mẽ hơn các tỉnh phía Nam. Và, sóng giảm giá nơi này cũng nhanh hơn.
Cụ thể, tại xã Đại Đồng, huyện Tiên Du (Bắc Ninh), các lô đất dự án đang hạ giá từ 26 triệu đồng/m2 vào thời điểm cuối tháng 2/2021, xuống còn 24 - 24,5 triệu đồng/m2 ở thời điểm hiện tại.
Tương tự, tại một xã nằm gần các khu công nghiệp tại huyện Việt Yên, Bắc Giang, giá đất cũng giảm từ 5 - 10% trong tháng gần đây, hiện ghi nhận với mức giá 15 - 21 triệu đồng/m2, tùy nơi.
Trong khi đó, tại các dự án phân lô, bán nền ở gần khu công nghiệp Đồng Văn (Hà Nam), trước Tết, chủ đầu tư rao bán từ 1,6 - 3,2 tỷ đồng, tùy từng vị trí. Cho tới tháng 3/2021, giá đất đã tăng lên 2,5 - 4,1 tỷ đồng, tùy lô. Tuy nhiên thời điểm hiện tại, giá đất đã hạ xuống còn 1,8 - 3,9 tỷ đồng/lô.
Thanh Hóa cũng là địa phương ghi nhận mức giảm giá cục bộ sau cơn sốt. Nếu các nền đất ven biển, hay mặt tiền giá đất đi ngang thì các nền đất trong dân, mặt tiền nhỏ ghi nhận giá giảm 5-10% so với thời điểm nóng sốt. Bên cạnh việc giảm giá thì hiện để bán được các mảnh đất này là một vấn đề nan giải của chủ đất.
Tuy vậy, thị trường đất nền có dấu hiệu giảm nhiệt, mức giá giảm ở một số nơi, một số nền đất, song hiện tượng "cắt lỗ" ồ ạt không thấy trên thị trường. Đây cũng là tình hình giống với các cơn sốt lần trước. Điều này cho thấy, đa số NĐT tham gia cơn sốt vẫn còn ở ngưỡng chịu đựng được, chờ đợi thị trường phục hồi trở lại thay vì cắt lỗ sâu. Theo các chuyên gia trong ngành, hiện tượng bán nhanh chỉ diễn ra ở các NĐT nhỏ lẻ chưa nhiều kinh nghiệm tham gia thị trường.
Và theo dự báo, thời gian tới thị trường cũng khó có làn sóng cắt lỗ, bán tháo như nhiều người kỳ vọng. Thậm chí, một vài chuyên gia còn dự báo cuối năm có thể "bùng" thêm cơn sốt đất cục bộ nếu dịch được kiểm soát tốt.
Chia sẻ trên báo chí, ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Tổng giám đốc batdongsan.com.vn cho rằng, khác với các năm trước đây, giới đầu tư BĐS thận trọng và suy tính dài hạn hơn trong bài toán tài chính. Họ gần như ít chấp nhận khoản lỗ lớn và lộ trình tài chính rõ ràng nên sẽ ít chấp nhận báo tháo với giá quá thấp. Trong trường hợp thị trường hạ nhiệt, giao dịch giảm thì giới đầu tư cũng chỉ chấp nhận ra hàng với tầm giá ít nhất bằng giá mua vào, nếu có thì cũng chỉ giảm nhẹ. Do đó, giá thị trường sẽ tiếp tục đi ngang, ít nhất là trong 2 quý tới đây.
Bảo Anh
Theo Tri Thức Trẻ
Tin nổi bật Bất động sản