Mới đây, báo cáo của hãng tư vấn McKinsey Global Insitute cho thấy giá trị tài sản ròng của các hộ gia đình toàn cầu trong khoảng năm 2000-2020 tăng mạnh là nhờ đà đi lên của thị trường chứng khoán lẫn bất động sản.
Cụ thể, McKinsey cho biết khoảng 68% giá trị tài sản ròng toàn cầu đang được cất giữ trên thị trường bất động sản trong khi số còn lại nằm ở dưới dạng máy móc, hàng tồn kho, bản quyền sáng chế...
Cũng theo McKinsey, tài sản hộ gia đình trên toàn cầu đã tăng từ khoảng 357 nghìn tỷ USD (gấp 4,2 lần tổng GDP toàn cầu là 85 nghìn tỷ USD) lên khoảng 493 nghìn tỷ USD trong giai đoạn năm 2000-2020.
Khoảng một nửa trong số tăng trưởng này là do đà tăng giá của chứng khoán, nhất là ở Trung Quốc, Mỹ và Thuỵ Điển trong khi 40% lý do nữa đến từ đà đi lên của thị trường bất động sản.
Cũng theo báo cáo của McKinsey, nhờ đà tăng của thị trường bất động sản và chứng khoán mà Trung Quốc mới vượt Mỹ để trở thành nước nắm giữ nhiều của cải nhất thế giới. Giá trị tài sản ròng toàn cầu đã tăng từ 156 nghìn tỷ năm 2000 lên 514 nghìn tỷ năm 2020 và Trung Quốc chiếm 1/3 số tăng trưởng đó.
68% của cải thế giới được tích trữ trong thị trường bất động sản
Hiện Trung Quốc đang nắm giữ số của cải trị giá tới 120 nghìn tỷ USD, trong khi Mỹ chỉ có 90 nghìn tỷ USD.
Tuy nhiên, hãng tin Bloomberg nhận định sự giàu có này không bền vững khi thị trường bất động sản tại Trung Quốc được cho là không ổn định. Bóng bóng thị trường tại đây đã quá phình to với hàng loạt khoản nợ xấu từ ngân hàng mà điển hình là vụ suýt vỡ nợ của Evergrande gần đây. Việc có quá nhiều tập đoàn bất động sản vay vốn ngân hàng khiến nguy cơ vỡ nợ hù doạ các nhà đầu tư và có thể tạo hiệu ứng dây truyền trên thị trường chứng khoán.
*Nguồn: Bloomberg, McKinsey
Băng Băng - Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị
Tin nổi bật Kinh doanh