Đăng quảng cáo miễn phí: MuaBanNhanh, Nhà Đất, Xe
Tìm việc và tuyển dụng: Việc Làm Vui
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho biết, tháng 3/2021, lượng nhập xe ô tô nguyên chiếc các loại về Việt Nam đạt 16.980 chiếc, 69,1% so với tháng 2/2021. Tính chung trong quý 1/2021, Việt Nam đã nhập khẩu 35.360 chiếc ô tô nguyên chiếc các loại, tăng 31,1% so với cùng kỳ năm trước.
Ô tô nhập khẩu về Việt Nam chủ yếu là xe ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống và ô tô tải, chiếm tỷ trọng 92%, 23.000 chiếc từ 9 chỗ ngồi trở xuống và 9.450 chiếc ô tô tải.
Điều đáng nói ở đây, bên cạnh những thị trường nhập khẩu chính của Việt Nam như Indonesia (8.950 chiếc) và Thái Lan (19.300 chiếc) thì trong 3 tháng vừa qua, lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu từ Trung Quốc về Việt Nam đột ngột tăng mạnh.
Cụ thể, trong quý 1/2021 xe ô tô nguyên chiếc các loại nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc đạt 3.900 chiếc, cao gấp 6 lần con số 655 chiếc của quý 1/2020. Thậm chí, vào tháng 1/2021, lượng xe xuất xứ Trung Quốc nhập về còn cao hơn từ Indonesia.
Một mẫu ô tô mang thương hiệu Zoyte Trung Quốc.
Trong 2 năm gần đây, thị trường trong nước có sự xuất hiện ngày càng nhiều của xe Trung Quốc. Một số thương hiệu lớn phải kể đến như DongFeng, Brilliance, BAIC...
Ô tô Trung Quốc có giá 500 - 900 triệu đồng, với nhiều mẫu mã, kiểu dáng khác nhau, và đặc biệt, chúng được trang bị rất nhiều tiện nghi nhưng giá thành rẻ hơn rất nhiều so với các mẫu xe từ các quốc gia khác nhập về Việt Nam. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, dù giá có rẻ hơn so với xe Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ nhưng ô tô Trung Quốc rất nhanh mất giá sau một thời gian sử dụng.
Theo một chuyên gia trong ngành, ô tô là loại hàng hoá đặc biệt có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và tính mạng con người. Trào lưu sử dụng xe Trung Quốc chỉ phù hợp ở giai đoạn thị trường còn sơ khởi như cách đây chừng 15-20 năm.
Hiện nay, khi thị trường đã bắt đầu phát triển mạnh và các loại ô tô Hàn Quốc, Nhật Bản, mặt bằng giá cũng dần được kéo xuống thấp nên sẽ rất khó để ô tô Trung Quốc có thể cạnh tranh.
Khi xuất hiện tại thị trường Việt Nam, chúng được quảng cáo rầm rộ, tạo ra "cơn sốt" nhưng sau đó lại nhanh chóng biến mất một cách lặng lẽ. Và ngay tại thị trường Trung Quốc, các thương hiệu lớn như BAIC, SAIC, Brilliance, Zoyte… cũng đang rơi vào trạng thái ế ẩm, nhiều mẫu thậm chí là không thể ra thế hệ tiếp theo.
Pha Lê - Kinh Doanh & Tiếp Thị
Tin nổi bật Kinh doanh