Các thị trường hàng hóa thế giới đang chứng kiến sự kiện hiếm gặp. Khi mà giá khí đốt tăng vọt trên khắp thế giới, giá khí đốt mà châu Âu và châu Á phải trả cao gấp 6 lần so với Mỹ. Năng lực sản xuất của phía Mỹ hạn chế gây tổn hại đến các thị trường toàn cầu.
Theo Nikkei, phiên ngày thứ Ba trên thị trường New York, giá khí đốt Henry Hub giao hợp đồng gần nhất đóng cửa ở mức 5,88USD/1 triệu BTUs, tăng hơn gấp đôi tính riêng từ đầu năm đến nay.
Giá loại nhiên liệu này chạm mức 6,46USD vào ngày 6/10 – ngưỡng cao nhất tính từ năm 2014. Xé đến việc nhu cầu sử dụng điều hòa tăng cao trong mùa hè, sản xuất tại nhiều nước hiện đang chững lại do tác động từ bão.
Tuy nhiên dù giá khí đốt tăng lên tại Mỹ, mức giá khí đốt tại Mỹ vẫn không cao như tại nhiều khu vực khác trên thế giới. Ở châu Âu, giá khí đốt đã tăng 6 lần trong vòng 1 năm lên ngưỡng khoảng 170USD/thùng nếu tính theo khung giá khí đốt. Áp lực dâng cao từ phía Nga dẫn đến tình trạng tồn kho thiếu hụt.
Tại châu Á, giá khí đốt hóa lỏng hiện đang ở mức tương đương khoảng 200USD/thùng, tăng gấp 5 lần so với 1 năm trước. Trong khi đó, giá khí đốt tại Mỹ tương đương khoảng 35USD/thùng.
Tổng năng lực sản xuất khí đốt hóa lỏng của Mỹ ước tính khoảng 10,8 tỷ fut khối, theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA). Dù rằng mức này đã tăng gấp 3 lần trong vòng 3 năm qua, khí đốt chỉ chiếm khoảng 10% tổng sản lượng khí đốt tự nhiên của Mỹ.
Việc sản xuất tăng trưởng bùng nổ tại Mỹ đã đưa nước Mỹ thành nước xuất khẩu ròng khí đốt hóa lỏng từ năm 2016. Xuất khẩu loại nhiên liệu này trong vòng 7 tháng đầu của năm tăng trưởng 50% so với cùng kỳ lên 2 nghìn tỷ fut khối.
Xuất khẩu khí đốt của Mỹ tháng 7 tương đương khoảng 90% năng lực sản xuất. Nhiều chuyên gia tin rằng các nhà máy sản xuất khí đốt đang hoạt động hoàn toàn bình thường. Nhiều chuyên gia phân tích phân tích các nhà máy sản xuất khí đốt đã hoạt động ở công suất tối đa bởi còn phải xét đến việc sửa chữa và bảo trì.
Giám đốc điều hành bộ phận kinh doanh hàng hóa tại Goldman Sachs, ông Toshiyuki Makabe, nhận xét: “Sẽ khó để tăng được xuất khẩu hơn nữa từ mức hiện tại”.
Tuy nhiên, theo phân tích của nhiều chuyên gia, diễn biến giá khí đốt trên thị trường Mỹ không phản ánh đúng diễn biến giá và cơ cấu cung cầu trên toàn thế giới.
Kết quả, tình hình thị trường khí đốt tại Mỹ khá riêng rẽ so với thị trường toàn cầu, và kết cấu giá phản ánh nhu cầu và nguồn cung nội địa, theo phân tích của chuyên gia tại tập đoàn khí đốt, dầu và kim loại Nhật – ông Yutaka Shirakawa.
Bởi xét đến việc Mỹ có thể đáp ứng nhu cầu khí đốt nội địa chỉ bằng cách tăng sản xuất nội địa, giá khí đốt tại Mỹ vì vậy chịu ít biến động hơn so với các khu vực khác, theo phân tích của chuyên gia cao cấp tại Viện Kinh tế Năng lượng Nhật – ông Hiroshi Hashimoto.
Giá năng lượng tăng cao bên trong nội địa Mỹ đã dẫn đến việc chi phí năng lượng và khí đốt với các hộ gia đình tăng lên. Tuy nhiên tác động của việc chi phí năng lượng cao không tệ hại như ở châu Âu, nơi nguồn cung đang giảm nhanh chóng hoặc ở Trung Quốc vốn đang trải qua tình trạng thiếu điện.
Trung Mến - Theo Nhịp sống doanh nghiệp
Tin nổi bật Kinh doanh