Luật Parkinson là một trong những luật về sự tích lũy của cải và tiền bạc quan trọng nhất và được biết đến một cách rộng rãi nhất. Nó được phát triển bởi nhà văn người Anh C. Northcote Parkinson nhiều năm trước đây, và nó giải thích tại sao phần lớn mọi người về hưu trong sự nghèo nàn.
Luật này nói rằng người ta kiếm được bao nhiêu tiền, người ta thường có xu hướng tiêu toàn bộ và có thể hơn một chút. Chi phí của họ tăng lên tỉ lệ thuận với thu nhập của họ. Nhiều người đang kiếm được gấp vài lần những gì họ đã kiếm được ở công việc đầu tiên của họ. Nhưng tuy nhiên, họ dường như cần từng xu một để duy trì lối sống hiện tại của họ. Bất kể họ kiếm được bao nhiêu, dường như chẳng bao giờ đủ.
Độc lập về tài chính đến từ việc phá vỡ Luật Parkinson
Luật Parkinson giải thích cái bẫy mà phần lớn mọi người rơi vào. Đây là lý do mắc nợ, lo lắng về tiền bạc, và sự đổ vỡ về tài chính. Chỉ đến khi bạn xây dựng được một sức mạnh ý chí chống lại những thôi thúc mãnh liệt của việc tiêu xài mọi thứ bạn kiếm được thì bạn mới có thể bắt đầu tích lũy tiền và tiến về phía trước của đám đông.
Nếu bạn làm cho các chi phí của bạn tăng lên ở mức độ chậm hơn so với thu nhập của bạn và bạn tiết kiệm hay đầu tư số tiền chênh lệch đó thì bạn mới trở nên độc lập về tài chính trong cuộc đời lao động của bạn.
Đây là chìa khóa. Tôi gọi nó là "cái nêm". Nếu bạn có thể điều khiển một cái nêm giữa số tiền bạn kiếm được đang tăng lên và những chi phí đang tăng lên trong lối sống của bạn, và sau đó tiết kiệm và đầu tư số tiền chênh lệch, bạn có thể tiếp tục cải thiện lối sống của mình cũng như kiếm được nhiều tiền hơn. Bằng cách phá vỡ luật Parkinson một cách có ý thức, cuối cùng bạn sẽ trở nên độc lập về tài chính.
Làm thế nào bạn có thể áp dụng Luật này ngay lập tức:
1. Tưởng tượng rằng đời sống tài chính của bạn giống như một công ty đang sắp sập tiệm mà bạn được cử về đảm trách. Xây dựng ngay một sự ổn định tài chính. Dừng ngay những chi phí không quan trọng. Phác thảo một ngân quỹ về các chi phí cố định, không thể tránh được hàng tháng của bạn và quyết tâm hạn chế những chi tiêu tạm thời số tiền này.
Cẩn thận kiểm tra từng khoản chi một. Đặt câu hỏi cho nó như thể là bạn đang phân tích những chi tiêu của một người khác. Tìm kiếm những cách thức để tiết kiệm hay cắt giảm. Phấn đấu giảm ít nhất 10% tiền chi phí cho cuộc sống trong vòng ba tháng tới.
2. Quyết tâm tiết kiệm và đầu tư 50% số thu nhập tăng lên mà bạn nhận được từ bất kì nguồn gì. Học cách sống bằng số tiền còn lại. Bạn vẫn còn 50% nữa để giải quyết cho những mong muốn của mình. Hãy làm như vậy cho phần còn lại của sự nghiệp bạn.
Thảo Nguyên - Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị
Tin nổi bật Tài chính