Đăng quảng cáo miễn phí: MuaBanNhanh, Nhà Đất, Xe
Tìm việc và tuyển dụng: Việc Làm Vui
Theo hãng tin Bloomberg, những người tiêu dùng tại các nền kinh tế lớn đã tích lũy 2,9 nghìn tỷ USD do đại dịch khiến họ không thể chi tiêu. Số tiền này là mỏ vàng lớn cho các doanh nghiệp khi nền kinh tế đã dần hồi phục.
Số tiền này hiện vẫn tăng lên khi Chính phủ các nước tiếp tục lệnh giãn cách và nỗi lo sợ khủng hoảng tăng cao sau đại dịch. Tuy nhiên với những chính sách hợp lý và sự xuất hiện của Vaccine, số tiền này có thể trở thành động lực thúc đẩy sự hồi phục của các thị trường.
Những ý kiến lạc quan cho rằng người dân sẽ trở lại tiêu dùng cho mua sắm, nhà hàng, dịch vụ giải trí, du lịch hay các sự kiện thể thao khi đại dịch đã được kiểm soát. Thế những những người bi quan thì lại cho rằng số tiền này phần lớn sẽ được dùng để trả nợ hay chỉ nằm trong két sắt trước nỗi lo khủng hoảng.
Theo báo cáo của Bloomberg Economics, nếu số tiền tiết kiệm trên được đem chi tiêu thì những nền kinh tế như Mỹ sẽ tăng trưởng tới 9% thay vì 4,6% như dự đoán trong năm 2021. Ngược lại nếu tiền tiết kiệm bị xếp xó, tăng trưởng của Mỹ trong năm nay có lẽ chỉ đạt 2,2%.
Không riêng gì nền kinh tế Mỹ, những người tiêu dùng Trung Quốc cũng đã gửi tiết kiệm nhiều hơn 2,8 nghìn tỷ Nhân dân tệ, tương đương 430 tỷ USD trong năm vừa qua so với thường lệ. Con số này là 32,6 nghìn tỷ Yên, tương đương 300 tỷ USD tại Nhật Bản, 117 tỷ Bảng Anh (160 tỷ USD) tại Anh, 387 tỷ Euro (465 tỷ USD) tại các nền kinh tế lớn của Eurozone.
Việc các ngân hàng giữ lãi suất thấp sẽ kích thích người tiêu dùng chi tiêu nhưng vấn đề hiện nay là liệu số tiền tiết kiệm này sẽ được dùng để trả nợ và giữ lại hay được dùng để mua sắm. Tình hình thị trường lao động và kinh doanh hiện nay không hề sáng sủa và nếu người tiêu dùng từ chối mở hầu bao, một cuộc khủng hoảng là điều khó tránh khỏi.
Băng Tâm - Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị
Tin nổi bật Điểm tin