Chiêu thức của các đối tượng lừa đảo là sẽ lập 1 tài khoản Zalo có tên y hệt Zalo của bạn và sử dụng hình ảnh của bạn làm hình đại diện. Trong Zalo đó cũng sẽ có danh sách bạn bè gần như y hệt Zalo chính chủ của bạn.
Sau đó đối tượng này sẽ dùng Zalo giả mạo để nhắn tin mượn tiền từ bạn bè của bạn (số tiền 5 triệu, 3 triệu, 1 triệu, 2 triệu đủ cả - nếu bạn bảo thẻ đang hết tiền, không đủ con số đối tượng hỏi mượn, đối tượng sẽ bảo thế thẻ còn bao nhiêu mượn tạm cũng được)
Tội phạm tinh vi đến mức dù người ta có gọi video đến để kiểm tra thì bên kia vẫn có hình bạn, giọng nói y hệt bạn hiện lên trên màn hình và sau đó sẽ là mạng chập chờn, chúng sẽ thông báo ở đây sóng yếu nên nhắn tin đi. Nếu ai rất thân tình với bạn lại nhẹ dạ cả tin thì sẽ dễ dàng sập bẫy và bị lừa, không ngại bấm nút chuyển khoản cho chúng.
Vì thế Phòng chống tội phạm trên không gian mạng, Công an tỉnh Gia Lai đưa ra bài viết này để cảnh báo mọi người trong thời đại 4.0 hiện nay, phải hết sức cẩn trọng và cảnh giác, không tin bất cứ điều gì khi chưa được kiểm chứng.
Ai mượn tiền cứ gọi vô số điện thoại chính chủ - nếu mượn bằng Zalo thì kiểm tra lại bằng Facebook - nếu mượn bằng Facebook thì kiểm tra bằng số điện thoại chính chủ hoặc Zalo cho nó an tâm. Khi nào xác minh được thật sự đúng chủ Zalo đó là người vay mượn thì hãy chuyển khoản, không có gì là vội vàng cả nên không xác minh được thì đừng dại chuyển khoản.
Hơn nữa chúng tôi khuyên các bạn, ai mượn tiền cứ tài khoản chính chủ của họ mà chuyển còn họ muốn trả ai hay như nào thì họ tự chuyển đi cho chắc.
Cứ thà mất lòng trước được lòng sau, tránh những điều đáng tiếc xảy ra!
Hi vọng sau bài viết này mọi người sẽ cẩn trọng, không ai bị lừa nữa và chúng tôi không phải tiếp các bạn khi đã mất tiền.
Các bài viết liên qua đến Lừa đảo kiểu mới thông qua Zalo