Đăng quảng cáo miễn phí: MuaBanNhanh, Nhà Đất, Xe
Tìm việc và tuyển dụng: Việc Làm Vui
Đại dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia ở châu Á như Ấn Độ, Campuchia, Lào, Thái Lan… Từ tuần trước, Việt Nam cũng đã ghi nhận nhiều ca mắc COVID-19 trong cộng đồng ở các tỉnh/thành Hà Nam, Hà Nội, Vĩnh Phúc, TP.HCM… Trước tình hình diễn biến phức tạp, chúng tôi xin phép gửi đến quý độc giả bài phân tích của một chuyên gia dịch bệnh tại Mỹ, người cảnh báo rằng đại dịch đang nghiêm trọng hơn bao giờ hết nhưng nếu phản ứng đúng cách, chúng ta có thể cứu sống hơn một triệu người vào năm tới.
Tiến sĩ Tom Frieden là nguyên giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, làm việc dưới chính quyền cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama, giám sát các hoạt động ứng phó với dịch cúm H1N1, Ebola và Zika. Hiện ông là Chủ tịch và Giám đốc điều hành của "Resolve to Save Lives", một sáng kiến của tổ chức y tế toàn cầu Vital Strategies và Thành viên cao cấp về Y tế toàn cầu tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại (Mỹ).
---------------------
Ở Mỹ, mặc dù chúng ta đang gần trở lại với cuộc sống như bình thường hơn bao giờ hết, nhưng trên toàn cầu, đại dịch còn rất lâu mới kết thúc. đang diễn ra, tình hình ở đó có thể trở nên tồi tệ hơn trước khi được cải thiện.
Ở Mỹ, tình hình có thể sẽ tốt hơn nhiều vào mùa hè và tiến đến trạng thái bình thường mới vào mùa thu. Tuy nhiên, chúng ta không thể bị mờ mắt bởi ánh sáng cuối đường hầm COVID-19. Làn sóng của Ấn Độ là một lời nhắc nhở rằng virus đang học hỏi và thích nghi với chúng ta nhanh hơn việc chúng ta đang học hỏi và thích nghi với nó. Đại dịch đang nghiêm trọng hơn bao giờ hết và được thúc đẩy bởi các biến thể - một nguy cơ đang diễn ra và ngày càng gia tăng. Nếu chúng ta phản ứng đúng, chúng ta có thể cứu sống hơn một triệu người vào năm tới.
Không thể đặt cược mạng sống vào những liều vắc xin không chắc chắn
Tiến bộ khoa học rực rỡ đã dẫn đến sự phát triển nhanh chóng của vắc xin COVID-19 có hiệu quả hơn nhiều kỳ vọng của chuyên gia. Nhưng mặc dù Israel, Anh và Mỹ sẽ sớm bước vào một trạng thái mới khi virus hầu hết đã được chế ngự bằng vắc xin, việc tiêm chủng trên toàn cầu đang tụt lại phía sau rất xa. Ngay cả trong những hoàn cảnh tốt nhất, vắc xin cũng mất hàng tháng để kiểm soát virus. Và không phải lúc nào, không phải nơi nào, cũng có được ‘hoàn cảnh tốt nhất’.
Vắc xin COVID-19 AstraZeneca.
Trên toàn cầu, vắc xin sẽ không thể ngăn chặn hoàn toàn COVID-19 trong thời gian ngắn ngay cả khi có đủ vắc xin. Nhưng hầu hết các quốc gia vẫn chưa có đủ vắc xin, và các quốc gia có thu nhập thấp đặc biệt thiếu vắc xin. Virus và các biến thể của nó đang tập hợp sức mạnh và tăng tốc độ. Hợp tác toàn cầu là điều cần thiết nếu chúng ta muốn giành chiến thắng trong cuộc chiến chống COVID-19 đang tiếp diễn.
Phải mất hàng tuần đến hàng tháng để triển khai vắc xin và tiêm cho đủ số người để tạo ra sự khác biệt. Sau đó, mất vài tuần nữa để người tiêm có được sự bảo vệ hoàn toàn từ vắc xin. Vắc xin không giúp ích gì cho mọi người nếu họ đang mắc COVID-19. Đây là lý do tại sao chúng ta cần tiếp tục bảo vệ mọi người cho đến khi họ được tiêm chủng.
Đại dịch COVID-19 là vấn đề quan trọng nhất của thế giới. Chúng ta nên hành động tương xứng với quy mô của nó. Cơ sở hạ tầng sản xuất vắc xin của chúng ta không thể đáp ứng kịp nhu cầu của thế giới. Ngay cả khi có đủ vắc xin ngay bây giờ, chúng có thể làm chậm nhưng sẽ không ngừng sự lây lan của virus. Các quốc gia có nguồn cung vắc xin dư thừa có thể ghi nhận số ca mắc sụt giảm, nhưng việc sản xuất vắc xin cần phải tăng tốc rất nhiều để đáp ứng nhu cầu. Cho đến khi có nhiều vắc xin hơn, việc tiếp tục đeo khẩu trang và giữ khoảng cách, giảm đi lại là điều cần thiết.
Những ước tính cho rằng sẽ có đủ vắc xin vào năm 2021 thật đáng khích lệ, nhưng các công ty đã không đạt được 96% kế hoạch sản xuất dự kiến năm 2020 và sản lượng tổng thể vẫn chỉ ở mức 1/4 nhu cầu dự kiến cho năm 2021. Các biến thể có thể áp đảo một số vắc xin, một số vắc xin có thể cần tăng liều tăng cường, và sự chậm trễ trong sản xuất đều là những rủi ro rất thực tế. Chúng ta không thể đặt cược mạng sống và sự phục hồi toàn cầu vào những liều vắc xin không chắc chắn và quá trình sản xuất không chắc chắn.
Giai đoạn nguy hiểm nhất của đại dịch
Biến thể nguy hiểm B.1.1.7 tiếp tục cuộc hành quân khủng khiếp trên khắp nước Mỹ và hiện chiếm hơn một nửa số ca mắc mới ở quốc gia này. Ngay cả khi hơn một nửa dân số trưởng thành Mỹ được tiêm chủng đầy đủ, chúng ta vẫn tiếp tục đối mặt với nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Và những người vẫn chưa được tiêm chủng - bao gồm trẻ nhỏ - phải đối mặt với nguy cơ nhiễm một loại virus nguy hiểm hơn.
Trong đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918, ở nhiều nơi, làn sóng dịch bệnh thứ hai nguy hiểm hơn làn sóng thứ nhất. Tôi lo ngại rằng, trên toàn cầu, chúng ta hiện đang ở giai đoạn nguy hiểm nhất của đại dịch COVID-19. COVID-19 đang trở nên chết chóc hơn và dễ lây lan hơn, virus đang lưu hành ở mức độ cao hơn ở nhiều nơi hơn. Và sau hơn một năm khiến cuộc sống của chúng ta bị gián đoạn, COVID-19 khiến con người ngày càng kiệt quệ.
Nhân viên y tế Mỹ lấy mẫu xét nghiệm COVID-19.
Trên thế giới, 1,8 triệu ca tử vong do COVID-19 đã được ghi nhận vào năm 2020. Với tốc độ hiện tại, số ca tử vong sẽ còn cao hơn vào năm 2021. Nhưng điều này không phải là không thể tránh khỏi, đại dịch không phải là thiên tai. Theo những gì đã được chứng minh, rõ ràng chúng ta có thể kiểm soát được COVID-19. Các biến thể vẫn là ẩn số lớn nhất, nhưng chúng ta đã học được rất nhiều về virus và cách hạn chế tác động của nó.
Các biện pháp bảo vệ và hành động hiệu quả có thể cứu sống ít nhất một triệu người. Chúng ta phải thực hiện 6 bước này ngay bây giờ để đối phó với sự bùng nổ lan rộng trên toàn cầu.
1. Bảo vệ hệ thống y tế và nhân viên y tế.
2. Đeo khẩu trang.
3. Duy trì khoảng cách.
4. Tiếp tục các dịch vụ thiết yếu, bao gồm trường học.
5. Tiêm phòng, đặc biệt là cho nhân viên y tế và người lớn tuổi.
6. Học hỏi và thích nghi.
Trong mỗi điều trên, chúng ta cần một cách tiếp cận tập trung, được quản lý tốt và có trách nhiệm. Chúng ta PHẢI làm tốt hơn nữa việc bảo vệ nhân viên y tế và hệ thống y tế. Làm như vậy sẽ cứu được mạng người khỏi COVID-19 cũng như các bệnh khác trở nên nguy hiểm hơn khi hệ thống y tế bị gián đoạn. Kiểm soát COVID-19 sẽ cứu sống bệnh nhân COVID-19 và người mắc các bệnh khác.
Đánh bại các bệnh truyền nhiễm là việc khả thi. Những câu chuyện thành công về cách chúng ta ngăn chặn dịch bệnh trong quá khứ đem lại cho tôi hy vọng. Nếu chúng ta hợp tác với nhau xuyên biên giới để chống lại COVID-19 và luôn trong tâm thế sẵn sàng, chúng ta có thể cứu sống hàng triệu người. COVID-19 đã chỉ ra những cái giá phải trả cho thất bại, nhưng một tương lai an toàn và khỏe mạnh hơn hoàn toàn có thể xảy ra. Việc biến điều đó thành hiện thực là tùy thuộc vào chúng ta.
(Dịch từ CNN, tiêu đề do người biên tập đặt)
Trà My - Theo Doanh nghiệp tiếp thị
Tin nổi bật Điểm tin