Đăng quảng cáo miễn phí: MuaBanNhanh, Nhà Đất, Xe
Tìm việc và tuyển dụng: Việc Làm Vui
Thỉnh thoảng, chúng ta tự đem mình ra so sánh với mọi người xung quanh, để rồi xấu hổ, tự ti. Càng so sánh, chúng ta sẽ càng nghi ngờ về tài năng và giá trị của bản thân. Việc này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hạnh phúc và chất lượng cuộc sống của mỗi chúng ta.
"Đây là tôi sao?"
"Anh ấy thật may mắn."
"Tôi đang làm gì với cuộc sống của mình vậy?"
"Lẽ ra, tôi phải chăm chỉ hơn."
"Tôi có thể làm tốt hơn như vậy."
"Lẽ ra tôi phải…."
Bạn có thấy những suy nghĩ này quen thuộc?
Thực tế
Đôi khi, chúng ta sẽ có những cảm xúc thật khó tả, đặc biệt là khi chứng kiến bạn của mình đạt được điều mà cả hai đều mong ước.
Những lúc như vậy, dù biết rất rõ là mình nên ủng hộ và chúc phúc cho họ nhưng chúng ta lại không thể làm được điều đó. Ta ghen tị và nghĩ rằng: "Mình xứng đáng để có được những thứ này trước", trong khi không biết những khó khăn, thử thách mà họ phải vượt qua.
Ghen tị là một cảm xúc rất đỗi bình thường. Nó không thể biến chúng ta trở thành những con người xấu xa. Vì vậy, hãy thẳng thắn đối mặt với chính cảm xúc chân thật của mình.
Theo Miriam Kirmayer, để thoải mái ăn mừng thành công với bạn bè, chúng ta cần phải đối mặt với cảm xúc của mình. Chúng ta có thể chia sẻ suy nghĩ đó với bất kỳ ai, trừ những người thân thiết, để chắc chắn rằng với một góc nhìn khách quan, điều mà chúng ta cảm thấy là hoàn toàn bình thường.
Các phản ứng
Bạn có thể ghen tị khi nhìn thấy một bức ảnh chụp chiếc xe thể thao của một ai đó, được đăng trên mạng xã hội với dòng chú thích: "Cuối cùng, tôi đã mua được chiếc xe thể thao mà mình yêu thích!!".
Đôi lúc, chúng ta không thể kiểm soát được những cảm xúc, nhưng chắc chắn, ta có thể điều khiển hành vi của mình. Theo cuốn "The Evolutionary Psychology of Envy", có ba cách phản ứng phổ biến khi mọi người ghen tị:
● Chấp nhận. Chúng ta thừa nhận những thành tích của họ là vô cùng vượt trội, không điều gì có thể so sánh hay cạnh tranh. Chúng ta có thể để lại vài câu chúc mừng và tiếp tục cuộc sống của chính mình.
● Tham vọng. Chúng ta thúc đẩy bản thân cạnh tranh và đặt ra những tiêu chuẩn cao hơn nữa. Ví dụ, bạn có thể đặt mục tiêu và làm việc chăm chỉ hơn để mua một chiếc xe thể thao giống hoặc thậm chí, tốt hơn như vậy.
● Phá hoại. Chúng ta sẽ làm hoặc nói điều gì đó để hạ thấp đối phương. Ví dụ như: "OMG, cậu ta đang khoe khoang", "Ồ, đẹp quá, tôi cũng có chiếc xe tương tự", "Bố mẹ cho bạn tiền để mua nó phải không?".
Biến sự đố kị thành nguồn động lực
Việc so sánh mình với những người khác khiến chúng ta cảm thấy không hài lòng với cuộc sống hiện tại, tự ti về bản thân.... Tuy nhiên, với góc nhìn lạc quan hơn, bạn có thể biến sự đố kỵ đó thành nguồn cảm hứng để tiếp tục nỗ lực, cố gắng gặt hái thêm nhiều thành công.
Cách chúng ta nhìn nhận các vấn đề rất quan trọng. Nếu chỉ chăm chăm tập trung vào những thiếu sót và so sánh nó với những thành tích mà mình đã đạt được, chúng ta sẽ mãi chìm đắm trong sự ghen tị và buồn bực. Hãy thử thay đổi góc nhìn, mọi thứ xung quanh sẽ tươi mới hơn, tràn đầy năng lượng và chính bạn cũng cảm thấy hạnh phúc.
Có những khoảnh khắc chúng ta ghen tị với bạn bè, các thành viên gia đình hoặc đồng nghiệp, khi họ có thứ mà chúng ta hằng mong muốn như tiền bạc, danh tiếng, tài năng, sự thành công hay hạnh phúc. Đó là cảm xúc hoàn toàn tự nhiên mà bất kỳ ai cũng từng hoặc sẽ phải trải qua. Nhưng hãy nhớ: Đừng để sự đố kỵ nuốt chửng bạn.
Thành Quân - Kinh Doanh & Tiếp Thị
Tin nổi bật Kinh doanh