Đăng quảng cáo miễn phí: MuaBanNhanh, Nhà Đất, Xe
Tìm việc và tuyển dụng: Việc Làm Vui
Có lẽ không ít người trong số chúng ta từng rơi vào cảnh quyết tâm tuân thủ theo ngân sách đề ra nhưng chỉ thực hiện được trong thời gian ngắn. Bạn nói không với lời rủ rê ăn tối sang chảnh, mua đồ uống mỗi chiều hay sẵn sàng mở ví góp tiền mua quà mừng sinh nhật đồng nghiệp… Nhưng không được bao lâu, quyết tâm của bạn bị sụp đổ bởi "cám dỗ" từ những người xung quanh.
Trên thực tế, việc "nói không" và tạo ranh giới tài chính lành mạnh không dễ thực hiện nhưng nó sẽ dễ hơn khi bạn đặt ra mục tiêu cụ thể. Hãy tìm cách thay đổi tư duy và từ chối khi ai đó rủ bạn làm điều vượt quá ngân sách.
Christina Steinorth-Powell – tác giả của một cuốn sách về tài chính cho biết: "Bạn là người duy nhất chịu trách nhiệm về tình hình tài chính của mình chứ không phải bạn bè, đồng nghiệp hay người thân. Điều đó nói lên rằng đừng để mọi người gây áp lực khiến bạn phải tiêu số tiền đã phân bổ trong ngân sách mà bạn lập ra".
Dưới đây là cách nói không với một số tình huống thường gặp trong cuộc sống:
Lời rủ đi ăn tối tại nhà hàng sang chảnh
Maggie Klokkenga, chủ một công ty tư vấn tài chính khuyên rằng khi được rủ làm điều gì đó khiến bạn phải chi tiền cho những thứ nằm ngoài kế hoạch chi tiêu, bạn nên cảm ơn người đó và đề nghị một phương án khác có lợi cho mình hơn. Ví dụ, nếu được rủ dùng bữa tại một nhà hàng đắt tiền, bạn có thể nói rằng bạn không thể tham dự và hẹn họ dịp sớm nhất, tại một địa điểm khác như một quán cà phê.
Bằng cách đều xuất cuộc hẹn khác, bạn đã làm dịu đi sự từ chối của mình. Điều đó khiến đối phương thông cảm và biết rằng bạn vẫn muốn duy trì mối quan hệ với họ.
Còn nếu không muốn đến địa điểm bình dân hơn như quán cà phê, bạn có thể rủ họ tới một sự kiện miễn phí nhưng có nét đặc biệt. Đó có thể là chợ nông sản địa phương, hội chợ thủ công, triển lãm nghệ thuật hay đơn giản chỉ là đi dạo tại một công viên.
Thậm chí, nếu đủ thân thiết, bạn có thể khéo léo nói với người đó rằng mình đang tuân thủ kế hoạch chi tiêu. Sự chân thành của bạn có khả năng sẽ được thông cảm và biết đâu, nhờ nhìn thấy sự quyết tâm đó, họ cũng bắt đầu lập kế hoạch chi tiêu theo bạn.
Góp tiền mua quà tặng
Khi làm việc trong môi trường văn phòng, việc được rủ góp tiền để mua quà theo nhóm là điều thường thấy. Tuy nhiên, nếu đang tuân theo kế hoạch chi tiêu chặt chẽ, bạn không nên góp tiền cho những khoản như vậy.
"Bạn có thể nói một cách lịch sự và thẳng thắn rằng mình không có đủ bằng ấy tiền để đóng góp. Có khả năng nhiều người cũng đang trong hoàn cảnh như bạn nhưng ngại nói ra", Steinorth-Powell nói.
Trong khi đó, Anthony Martin - CEO của một công ty tài chính, khuyên bạn nên sử dụng ngôn ngữ dựa trên giá trị để giải thích lý do không góp tiền vào một sự kiện chung nào đó. Điều này giúp xoa dịu lựa chọn không tham gia của bạn.
"Ví dụ, bạn có thể nói rằng mình coi trọng thời gian và trải nghiệm hơn việc tặng những món quà vật chất. Chìa khóa quan trọng là ngôn từ và cách diễn đạt của bạn", ông cho biết.
Lời mời dự đám cưới ở xa
Khi được mời đến dự đám cưới ở xa, bạn phải trả thêm tiền đi lại hay thậm chí là chỗ ở và một số chi phí liên quan nếu lễ cưới kéo dài vài ngày. Đây thực sự là một khoản tốn kém, chưa kể đến khoản trang phục.
Holly Wolf, một cựu giám đốc marketing ngân hàng đưa ra lời khuyên: "Hãy chúc mừng cô dâu chú rể nhưng không nhất thiết phải tham gia nếu bạn đang tuân thủ nghiêm ngặt kế hoạch chi tiêu. Bạn có thể nói rằng chắc chắn lễ cưới sẽ rất tuyệt vời và bạn rất mong được xem những bức ảnh trong ngày hôm đó. Đừng quên từ chối khéo rằng bạn đã vướng lịch khác. Ngoài ra, thay vì tham dự, bạn có thể gửi tiền mừng cho họ".
Nguồn: GBR
Mộc Tiên - Kinh Doanh & Tiếp Thị
Tin nổi bật Kinh doanh