Mới đây, thông tin Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) lấy ý kiến về việc điều chỉnh thời gian hoàn tất thanh toán có chu kỳ thanh toán T 2 của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã gây chú ý giới đầu tư chứng khoán trong nước.
Cụ thể, thời gian VSD hoàn tất thanh toán chứng khoán và ngân hàng thanh toán hoàn tất thanh toán tiền sẽ được điều chỉnh từ 15h30 – 16h00 lên 11h30 – 12h00 ngày T 2.
Trước đây, VSD cũng đã điều chỉnh thời gian hoàn tất thanh toán đối với các chứng khoán từ T 3 xuống còn T 2. Tuy nhiên, thay đổi khi đó không có nhiều ý nghĩa đối với giao dịch khi chứng khoán về tài khoản vào thời gian 15h30 – 16h00 ngày T 2, thời điểm thị trường đã đóng cửa, do đó nhà đầu tư chỉ có thể giao dịch trong ngày tiếp theo (tức là T 3). Nhưng với quy định mới, đầu tư có thể giao dịch ngay trong phiên giao dịch buổi chiều của ngày T 2.
Kỳ vọng thanh khoản cải thiện
Việc rút ngắn chu kỳ thanh toán như thông báo mới nhất được đa số nhà đầu tư hoàn nghênh. Thay vì đợi qua 3 phiên giao dịch mới có thể hành động, hiện nhà đầu tư đã có thể rút ngắn thời gian giao dịch, có khả năng ứng phó nhanh nhạy hơn với những biến động mạnh của cổ phiếu và thị trường. Từ đó, tỷ suất sinh lời trong quá trình đầu tư sẽ có thể được cải thiện.
Đồng thời, chu kỳ thanh toán được rút ngắn cũng được kỳ vọng sẽ tạo ra những tác động tích cực lên thanh khoản của thị trường khi thu gọn thời gian thanh toán lên nửa ngày, nhờ vậy vòng quay giao dịch của nhà đầu tư sẽ tăng lên.
Ví dụ cụ thể trong trường hợp mua cổ phiếu rồi bán ngay khi cổ phiếu về tài khoản, với quy định cũ thì nhà đầu tư cần 6 phiên giao dịch liên tục để hoàn thành 1 chu trình đồng thời sang phiên thứ 7 mới có thể sử dụng tiền bán chứng khoán để mua tiếp. Trong khi đó với quy định mới, nhà đầu tư có thể hoàn thành tới 2 chu trình mua - bán chứng khoán chỉ trong 7 phiên giao dịch liên tục
Cổ phiếu và tiền sớm về tài khoản kỳ vọng giúp dòng tiền vận động nhanh hơn trên thị trường, từ đó cải thiện yếu tố thanh khoản, điều lâu nay đang khiến nhà đầu tư lo lắng khi đang trong xu hướng giảm sút mạnh từ sau khi giao dịch bùng nổ trong giai đoạn tháng 11 năm ngoái. Những phiên giao dịch có giá trị "tỷ đô" (trên 23.000 tỷ đồng/phiên) đã vắng bóng, thanh khoản trung bình trong tháng 6 vừa qua đã xuống dưới 13.500 tỷ đồng/phiên, thấp nhất kể từ tháng 2/2021, thậm chí có phiên giá trị khớp lệnh trên HoSE không tới 10.000 tỷ. Việc nay cũng đang gây ra một nghịch lý khi giao dịch ảm đạm lại trong bối cảnh lượng tài khoản mở mới không ngừng tăng và lập kỷ lục.
Công ty chứng khoán cũng không đứng ngoài cuộc vui
Xét theo khía cạnh khác, vòng quay giao dịch của nhà đầu tư tăng lên, đồng nghĩa nhà đầu tư sẽ trả nhiều nhiều lần phí giao dịch hơn. Như vậy, có thể thấy rằng các công ty chứng khoán cung cấp dịch vụ cũng sẽ được hưởng lợi đôi chút từ hoạt động thu phí. Song, cần chú ý rằng việc công ty chứng khoán hưởng lợi cũng đồng nghĩa phần thiệt hại sẽ hướng về phía nhà đầu tư, khi chi phí giao dịch tăng sẽ ăn mòn vào lợi nhuận thu về.
Tổng kết lại, với những nhà đầu tư theo trường phái dài hạn, mua cổ phiếu và giữ trong vòng nhiều năm, thì quy định mới rút ngắn chu kỳ thanh toán sẽ không gần như không gây ra sự thay đổi. Tuy nhiên, những nhà đầu tư đam mê trường phái ngắn hạn, thường xuyên "lướt sóng" cổ phiếu và liên tục giao dịch mua bán chứng khoán thì cần có sự tính toán kỹ trong hoạt động đầu tư của mình, vừa tận dụng mặt lợi để chủ động đưa ra quyết định theo giá cổ phiếu, vừa tránh việc chi quá nhiều chi phí giao dịch gây ảnh hưởng đến giá trị tài sản đầu tư.
Một nhầm lẫn của nhiều người về chu kỳ thanh toán T 2 mới
Đồng tình với những quan điểm trên, ông Bùi Văn Huy, Giám đốc môi giới Công ty Chứng khoán TP.HCM (HSC) cho rằng việc rút ngắn chu kỳ thanh toán sẽ tạo ra nhiều lợi ích cho cả nhà đầu tư và thị trường chứng khoán, là một điều đáng mừng vì nhà đầu tư có thể giao dịch cổ phiếu sớm hơn, qua đó bớt rủi ro T , đặc biệt là qua các kỳ nghỉ lễ dài.
Tuy nhiên, vị chuyên gia này vạch rõ thêm một điểm mà nhiều nhà đầu tư, thậm chí những người lâu năm vẫn đang nhầm lẫn về quy định mới được công bố.
Cụ thể, ông Huy cho biết một giao dịch trên thị trường chứng khoán thứ cấp gồm có 3 giai đoạn: Giao dịch - Bù trù - Thanh toán. Vì trên thị trường chứng khoán Việt Nam, việc giao dịch cổ phiếu chỉ được thực hiện khi bên mua có đủ tiền và bên bán có cổ phiếu trong tài khoản, do đó có sự nhầm lẫn của nhiều nhà đầu tư về hai khâu Thanh toán và Giao dịch.
Với chu kỳ thanh toán T 2, ông Huy đánh giá là hợp lý, quy định này ngang với mô hình thanh toán của các sàn hiện đại nhất, ví dụ như Mỹ, châu Âu.... Theo ông Huy, thay vì như nhiều người lầm tưởng là T 0, sàn chứng khoán Mỹ hiện nay vẫn áp dụng chu kỳ thanh toán T 2. Còn việc sàn chứng khoán quốc gia này có cho phép thực hiện "Giao dịch trong ngày" - hay là "T 0" như nhiều người lầm tưởng, thực chất không liên quan đến khâu Thanh toán, mà là khả năng xử lý phù hợp trong hai khâu Giao dịch và Bù trừ.
Ngoài ra, theo đánh giá của các tổ chức nâng hạng, vấn đề giảm tỷ trọng ký quỹ cũng nên được giải quyết để có thể có hệ thống có khả năng thực hiện những "Giao dịch trong ngày" như vậy.
Cố gắng rút bớt quy trình thanh toán về T 1,5
Phát biểu mới đây trong toạ đàm đầu tư tài chính 2022: Cơ hội trong biến động thị trường chứng khoán chiều 26/9, trả lời ý kiến kiến nghị đưa về giao dịch theo chu kỳ thanh toán T 0, bà Tạ Thanh Bình, Vụ trưởng Vụ phát triển thị trường UBCKNN lý giải, theo thông lệ quốc tế, cũng áp dụng phổ biến chu kỳ thanh toán T 2 và T 3. Tuy nhiên, với thị trường chứng khoán thế giới, họ cho phép các giải pháp giao dịch như cho phép bán khống, cho phép sử dụng biện pháp mua bán trong ngày. Việc không phát sinh nghĩa vụ thanh toán cuối ngày như vậy làm giảm đi yêu cầu của nhà đầu tư về việc phải được bán chứng khoán ngay sau khi mua.
"Hiện nay, về mặt pháp lý, Việt Nam cũng đã sẵn sàng cho những giải pháp giao dịch như vậy, bao gồm bán khống, mua bán trong ngày, hoặc bán chứng khoán đang trên đường về. Chúng tôi cũng rất kỳ vọng có một nền tảng giao dịch mới để có thể hỗ trợ cho những giải pháp giao dịch đó được triển khai trên thực tế. Còn trước mắt, chúng ta sẽ cố gắng rút ngắn bớt chu kỳ thanh toán lại", bà Bình cho biết.
Bà Tạ Thanh Bình, Vụ trưởng Vụ phát triển thị trường UBCKNN
Ngoài ra, đại diện UBCKNN cũng giải thích tại sao không thể thanh toán ngay, vì hiện hệ thống của Việt Nam không áp dụng thanh toán song phương từng giao dịch, mà thanh toán bù trừ dòng đa phương. Vậy nhanh nhất thì cuối ngày giao dịch, Sở giao dịch và trung tâm Lưu ký chứng khoán mới có thể thống kê được số lượng các giao dịch diễn ra, thực hiện bù trừ và tính toán ra số lượng chứng khoán, số lượng tiền cần phải chuyển giao của ngày hôm đó.
"Chúng tôi cũng đang nỗ lực cố gắng giảm hơn nữa thời gian nhưng trước mắt là rút bớt từng khâu trong quá trình thanh toán, mà như giải pháp tôi chia sẻ thì nó sẽ là khoảng T 1,5", bà Bình nói.
Theo Phương Linh
Theo Nhịp Sống Kinh tế
Tin nổi bật Tài chính