Đăng quảng cáo miễn phí: MuaBanNhanh, Nhà Đất, Xe
Tìm việc và tuyển dụng: Việc Làm Vui
Techcombank hiện vẫn duy trì mức lãi suất cao nhất kể từ đợt điều chỉnh vừa qua với 7,8%/năm. Tuy nhiên, để áp dụng mức lãi suất này, khách hàng phải gửi từ 999 tỷ đồng trở lên và sử dụng thêm sản phẩm bảo hiểm tại Techcombank. Tiếp sau đó là SCB với mức lãi suất tiết kiệm là 7,6%/năm khi gửi online, kỳ hạn 13 tháng và số tiền từ 500 tỷ trở lên.
Trong khi đó, thấp hơn một chút, ở mức 7,4%/năm, người gửi tiền có thể chọn NamABank mà không yêu cầu số tiền lớn hàng tỷ đồng. Cụ thể, nhà băng này đang chào mức lãi suất 7,6%/năm cho kỳ hạn từ 16 tháng khi gửi trực tuyến (online). Ngoài ra, tại SCB, khi không có số tiền hàng tỷ đồng vẫn có lãi suất cao nhất là 7,35%/năm khi gửi tiết kiệm online kỳ hạn từ 18 tháng trở lên.
Nhiều ngân hàng khác cũng có lãi suất cao nhất từ 7% như MSB, VietCapitalBank, VietBank, VietABank,... với các kỳ hạn thường là từ 24 tháng trở lên.
Đối với nhóm ngân hàng lớn, VPBank mới đây đã điều chỉnh lãi suất tăng thêm 0,2-0,5%/năm so với trước. Khách hàng gửi tiết kiệm online với số tiền từ 50 tỷ trở lên, kỳ hạn 36 tháng sẽ được hưởng mức lãi suất 6,9%/năm của nhà băng này.
Ở nhóm ngân hàng quốc doanh, 4 ngân hàng BIDV, Vietinbank, Vietcombank, Agribank vẫn duy trì mức lãi suất thấp so với toàn hệ thống. Đối với tiền gửi kỳ hạn 12 tháng, lãi suất tại Vietinbank là 5,6% trong khi 3 nhà băng con lại giữ ở mức 5,5%/năm.
Theo số liệu thống kê của NHNN, đầu năm nay tiền gửi của người dân "ồ ạt" quay trở lại hệ thống ngân hàng. Cuối tháng 2, tiền gửi của khách hàng đạt hơn 1,1 triệu tỷ đồng, tăng 1,38% so với đầu năm. Việc các tổ chức tín dụng đã đẩy mạnh thu hút tiền gửi từ tháng 12/2021 bằng việc tăng lãi suất huy động dành cho các khách hàng cá nhân và tung nhiều chương trình ưu đãi dành cho người gửi tiết kiệm đã khiến cho tiền gửi trong toàn hệ thống tăng lên đáng kể so với năm 2021.
Song song với đó, tăng trưởng tín dụng cũng ghi nhận con số ấn tượng với 5,04% trong quý 1. Con số này phản ánh nhu cầu về vốn đang tăng mạnh trở lại để phục vụ sản xuất kinh doanh sau thời gian dài đình trệ vì dịch bệnh, đồng thời cũng lý giải phần nào cho áp lực thanh khoản thời gian qua, đẩy lãi suất liên ngân hàng và lãi suất huy động liên tiếp nhích tăng.
Báo cáo vĩ mô và dự báo thị trường năm 2022 từ VCBS nhận định mặt bằng lãi suất năm 2022 rất khó có khả năng giảm thêm so với cuối năm 2021 và khả năng có thể tăng trở lại, mức tăng khoảng 0,5% – 1%/năm, đặc biệt là trong nửa cuối của năm 2022.
Thực tế trong vài tháng gần đây, nhiều ngân hàng đã gia nhập cuộc đua tăng lãi suất. Trong bối cảnh sức ép lạm phát tiếp tục tăng, lãi suất huy động có thể được đẩy lên cao hơn nữa. Đặc biệt, với những NHTM có quy mô nhỏ, thanh khoản yếu, có thể sẽ đẩy lãi suất huy động trên thị trường dân cư tăng và đó là dấu hiệu cho một cuộc đua lãi suất.
Theo Hiểu Lam
Tin nổi bật Tài chính