Đăng quảng cáo miễn phí: MuaBanNhanh, Nhà Đất, Xe
Tìm việc và tuyển dụng: Việc Làm Vui
Marguerita Cheng, một nhà lập kế hoạch tài chính và CEO của Blue Ocean Global Wealth chia sẻ: "Tiền là một loại công cụ. Khi học được cách sử dụng nó một cách khôn ngoan, chúng ta có thể sống theo cách mà mình muốn".
Dưới đây là 3 sai lầm về tiền bạc cần tránh trong độ tuổi 30:
1. Không đặt mục tiêu tài chính
Ryan Marshall, một nhà hoạch định tài cho biết nếu bạn chưa đặt ra bất kỳ mục tiêu tiền bạc nào, thì tuổi 30 là thời điểm tốt để tạo ra các kế hoạch tài chính ngắn hạn và dài hạn.
Ông nói: "Hầu như tất cả mọi người ở tuổi 60 mà tôi gặp đều ước rằng họ nghĩ về việc nghỉ hưu và các mục tiêu tài chính sớm hơn, cụ thể là từ năm 30 tuổi đổ lại". Dù bạn muốn tiết kiệm để nghỉ hưu, thành lập quỹ khẩn cấp hay mua nhà, thời điểm bắt đầu kế hoạch là càng sớm càng tốt.
Việc không đặt mục tiêu là một trong những sai lầm lớn nhất mà mọi người mắc phải ở độ tuổi 30. Điều đó giúp chúng ta có nền tảng vững chắc và thiết lập các mốc thời gian cụ thể để đạt được mục tiêu như tự do tài chính, mua nhà, sinh con hay kinh doanh.
Một cách để bắt đầu là tham khảo trường hợp của Kumiko Love, người sáng lập trang web tư vấn tài chính The Budget Mom. Cô là một doanh nhân và bà mẹ đơn thân, người đã trả được khoản nợ 78.000 USD trong vòng 8 tháng bằng các công cụ và bảng tính trực quan.
Bạn có thể sử dụng bảng tính của Love để viết ra mục tiêu tiền bạc của mình trong năm tới và 5 năm tiếp theo cũng như mục tiêu dài hạn trong 10 năm tới hoặc nhiều hơn. Khi đã hoàn thành, hãy tìm mọi cách để biến chúng thành hiện thực qua hành động cụ thể. Ví dụ, để trả nợ sinh viên, Love viết: "Tôi sẽ để ra 500 USD/tháng để trả khoản vay sinh viên trong 24 tháng tới".
2. Không tiết kiệm để nghỉ hưu
Các chuyên gia tài chính thường nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bắt đầu tiết kiệm để nghỉ hưu sớm. Kaleb Paddock, một nhà lập kế hoạch tài chính cho biết một người ở độ tuổi 30 có cơ hội rất lớn để khai thác sức mạnh của lãi kép.
Lãi kép mang lại cho bạn tiền lãi từ tiền lãi. Điều đó có nghĩa là tiền của bạn sẽ tăng theo cấp số nhân khi bạn để tiền đầu tư vào quỹ hưu trí lâu hơn.
3. Không theo dõi chi tiêu
Đến năm 30 tuổi, hãy hình thành thói quen theo dõi chi tiêu.
Nhà tư vấn tài chính Kristin O’Keeffe Merrick chia sẻ: "Tiêu tiền vô tội vạ ngày qua ngày có thể là tác nhân lớn nhất hủy hoại sự giàu có của bạn theo thời gian. Tiêu ít hơn số tiền kiếm được là chìa khóa để tích lũy của cải. Tất nhiên nó không dễ để thực hiện nhưng là một nguyên tắc đơn giản".
Để tránh chi tiêu quá đà, trước tiên bạn cần nắm vững dòng tiền của mình. Bắt đầu bằng cách theo dõi chi tiêu trong 30 ngày. Dần dần, bạn sẽ nhận ra thứ gì không quá cần thiết mà mình có thể cắt giảm để tiết kiệm tiền.
Ngoài ra, bạn cũng nên cố gắng tránh xa lối sống "leo thang": Khi được tăng lương hoặc có thêm thu nhập, người ta có xu hướng tăng chi tiêu để phù hợp với thu nhập mới. Mọi người thường biện minh cho cách sống này là vì họ xứng đáng để chi tiêu nhiều hơn khi có nhiều tiền hơn. Tuy nhiên đối với các nhà hoạch định, đây là tư duy tai hại mà bạn không nên có nếu muốn cải thiện tình hình tài chính của mình.
Gia Vũ - Theo CNBC
Tin nổi bật Tài chính