kinhdoanh.muabannhanh.com kinhdoanh.muabannhanh.com

Đăng quảng cáo miễn phí: MuaBanNhanh, Nhà Đất, Xe
Tìm việc và tuyển dụng: Việc Làm Vui

Nhờ nuôi dạy người con bị bại não suốt 26 năm, CEO Satya Nadella đã thay đổi được cả đế chế Microsoft như thế nào?

Đã xem: 82
Cập nhât: 3 năm trước
Tình thương của 1 người cha với người con bị bại não suốt 26 năm đã vực dậy cả đế chế nghìn tỷ USD như thế nào?

Đăng tin mua bán hàng online MuaBanNhanh.com nền tảng thương mại điện tử toàn diện

Nhờ nuôi dạy người con bị bại não suốt 26 năm, CEO Satya Nadella đã thay đổi được cả đế chế Microsoft như thế nào?

Mới đây, thông tin người con khuyết tật của CEO Microsoft qua đời đã khiến nhiều người bàng hoàng và tiếc thương. Cậu Zain Nadella mới 26 tuổi là con trai duy nhất của CEO Satya Nadella đã mất vào sáng ngày 28/2/2021.

Sự ra đi của người con trai bị bại não bẩm sinh là một mất mát lớn với cả gia đình Nadella lẫn Microsoft bởi chính chàng trai khuyết tật này đã giúp CEO Satya hiểu về sự đồng cảm, qua đó thay đổi hoàn toàn văn hóa làm việc của công ty.

Phong thái dị biệt

Trong 1 bài phỏng vấn của hãng tin Bloomberg năm 2017, CEO Nadella đã thừa nhận rằng việc nuôi dạy những người con khuyết tật, kiên trì với chúng suốt bao năm cùng tình thương của cha mẹ đã giúp ông hiểu rất rõ về sự đồng cảm trong xã hội.

Sự đồng cảm này không chỉ thể hiện ở việc Microsoft tập trung thiết kế các sản phẩm phục vụ người khuyết tật tốt hơn dưới thời Nadella mà còn ở văn hóa công ty.

Nhờ nuôi dạy người con bị bại não suốt 26 năm, CEO Satya Nadella đã thay đổi được cả đế chế Microsoft như thế nào?

Ngay khi lên nắm quyền vào tháng 2/2014, một trong những hành động đầu tiên của CEO Nadella là yêu cầu tất cả các giám đốc điều hành cấp cao đọc cuốn sách "Giao tiếp bất bạo động" (Nonviolent Communication) của Marshall Rosenberg.

Tác phẩm này đề cao sự hiệu quả trong giao tiếp thông qua lòng trắc ẩn, sự đồng cảm và thấu hiểu hơn là sự cạnh tranh hay phán xét người khác.

Vậy là Nadella ngay từ đầu đã tuyên bố rằng mình muốn thay đổi văn hóa làm việc của công ty phần mềm thuộc hàng lớn nhất thế giới lúc bấy giờ. Điều này đi ngược lại phong cách của những nhà điều hành cũ. Trong khi nhà sáng lập Bill Gates nổi tiếng vì thói soi mói, mắng mỏ nhân viên hay Steve Ballmer tán thành chiến thuật kinh doanh cứng rắn khiến đối thủ sợ hãi, khách hàng ghét bỏ thì Nadella lại rất mềm mỏng.

Tờ Fortune nhận định việc chịu ảnh hưởng từ Phật giáo cũng như tình thương của người cha với những đứa con khuyết tật suốt nhiều năm đã đem đến cho Nadella một phong thái hoàn toàn khác. Vị CEO này nổi tiếng bình tĩnh ngay cả trong những tình huống tranh cãi nảy lửa nhất và luôn biết dùng sự tích cực để động viên.

Trọng sinh

Ngay từ những ngày đầu lên nắm quyền, CEO Nadella đã hiểu rằng mọi thứ phải thay đổi nhanh chóng bởi Microsoft đang lụi tàn. Tập đoàn đã thua trận trong cuộc chiến smartphones. Nguồn doanh thu chính của hãng từ giấy phép kinh doanh phần mềm đang bị xói mòn khi các doanh nghiệp dần chuyển sang dùng điện toán đám mây.

Nhờ nuôi dạy người con bị bại não suốt 26 năm, CEO Satya Nadella đã thay đổi được cả đế chế Microsoft như thế nào?

Trong khi những ông lớn như Amazon thành công với điện toán đám mây thì Microsoft vẫn dựa dẫm vào nguồn thu từ bản quyền phần mềm. Thậm chí chính những nỗ lực dịch chuyển sang các mảng mới của công ty cũng gặp nhiều lực cản từ nội bộ.

Hệ quả là dù lợi nhuận cao nhưng cổ phiếu của hãng vẫn đi ngang bởi các nhà đầu tư đều nhìn thấy tương lai xám xịt của tập đoàn. Trên thị trường công nghệ, việc không có đổi mới, cải tiến đồng nghĩa với việc bị bỏ lại phía sau. Bài học của Nokia và Apple là minh chứng quá rõ ràng.

CEO Nadella hiểu được điều này và ông tin rằng trọng tâm thay đổi của Microsoft trước tiên phải nằm ở văn hóa làm việc, xây dựng kỹ năng, tư duy đồng cảm với mọi người, với đồng nghiệp và khách hàng mới là yếu tố tiên quyết.

Tiếp theo đó mới là định hướng đầu tư cái gì bởi nếu không hiểu được cuộc khủng hoảng mà công ty phải đối mặt, không hiểu được khách hàng muốn gì mà cứ ngồi trên đống lợi nhuận từ bản quyền phần mềm thì Microsoft sẽ trở thành Nokia thứ 2.

Vậy là CEO Nadella, với 26 năm nuôi dạy những người con khuyết tật đã tỏ rõ rằng văn hóa hung hăng cũ kỹ của Microsoft không còn được hoan nghênh nữa. Vị lãnh đạo này không bao giờ cao giọng hay thể hiện sự tức giận với bất kỳ ai. CEO mới của Microsoft luôn cố gắng tạo môi trường làm việc thoải mái nhất cho mọi người, không viết email cục xúc hay la mắng trong cuộc họp.

Nhờ nuôi dạy người con bị bại não suốt 26 năm, CEO Satya Nadella đã thay đổi được cả đế chế Microsoft như thế nào?

Thậm chí ngay cả với đối thủ, Nadella cũng sẵn sàng hợp tác chứ không cạnh tranh gay gắt như văn hóa cũ. Vị CEO này đạt được thỏa thuận với Salesforce, vốn cạnh tranh với CRM của Microsoft. Nadella cũng ký kết được với Linux Red Hat, đối thủ với Windows Server của hãng, cho việc sử dụng mảng điện toán đám mây Azure của Microsoft.

Nhờ sự đồng cảm và mềm dẻo mà chỉ 4 năm sau khi nhậm chức, Nadella đã tách được nhóm phát triển Windows cũ thành 2 đội ngũ riêng biệt, qua đó chính thức chấn chỉnh nội bộ, giảm bớt sự phụ thuộc vào bản quyền phần mềm để dồn lực phát triển công nghệ mới.

Những cố gắng của Nadella đã đem lại hiệu quả rõ rệt, tổng mức vốn hóa của Microsoft tăng từ 300 tỷ USD lúc mới lên nắm quyền đến 2,5 nghìn tỷ USD, qua đó trở thành công ty giá trị nhất thế giới, ngang ngửa với Apple hay Google. Mảng điện toán đám mây hiện thu về lợi nhuận cao thứ 2 cho Microsoft trong khi các dịch vụ khác vẫn tăng trưởng.

Rõ ràng, trong khi Microsoft tàn phế dần thì CEO Nadella, với kinh nghiệm nuôi dưỡng 26 năm người con khuyết tật của mình bằng tình thương của người cha đã vực dậy cả tập đoàn nhờ bí quyết cảm thông, nhẫn nại.

*Nguồn: Fortune, Bloomberg

Băng Băng -Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Đăng bởi Ngọc Diệp 02-03-2022 82

Chuyên mục: Kinh doanh

Đăng tin mua bán online nhanh dễ dàng tại MuaBanNhanh.com hệ thống nền tảng, mạng xã hội hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiểu thương, người khởi nghiệp mua bán
Miễn phí Đăng tin. Không giới hạn Tin đăng.

Tin nổi bật Kinh doanh

Thương Mại Điện Tử, Mua Bán Hàng Online MuaBanNhanh.