kinhdoanh.muabannhanh.com kinhdoanh.muabannhanh.com

Đăng quảng cáo miễn phí: MuaBanNhanh, Nhà Đất, Xe
Tìm việc và tuyển dụng: Việc Làm Vui

Đề xuất đưa lãi suất tiền gửi về 0%: "Một đề xuất thiếu cơ sở và không khả thi"

Đã xem: 88
Cập nhât: 3 năm trước
Đó là nhận xét của TS. Cấn Văn Lực. Vị chuyên gia đưa ra 5 lý do chính cho thấy việc đưa lãi suất tiền gửi về 0% ở Việt Nam là đề xuất thiếu cơ sở và không khả thi.

Đăng tin mua bán hàng online MuaBanNhanh.com nền tảng thương mại điện tử toàn diện

Đề xuất đưa lãi suất tiền gửi về 0%:

Như chúng tôi đã thông tin, Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (Vafi) ngày 22/6 đã có kiến nghị liên quan đến lãi suất tiền gửi. Theo đó, Vafi cho rằng, tiền gửi VND cho kỳ hạn ngắn hạn và trung hạn ở Việt Nam đang ở mức từ 3,5% - 6,2%/năm là rất cao so với các nước, dẫn đến lãi suất cho vay cũng cao hơn, trở thành bất lợi lớn cho cộng đồng doanh nghiệp cũng như đông đảo người tiêu dùng thuộc đối tượng thu nhập thấp và trung bình. Và rằng, nền kinh tế Việt Nam đã có những tiền đề vững chắc như các nước trong khu vực để có thể thực hiện đưa dần lãi suất tiền gửi về mức 0%/năm.

Ý kiến của Vafi đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều. Theo TS. Cấn Văn Lực, đây là đề xuất thiếu cơ sở và không khả thi với 5 lý do chính.

Một là, so sánh lãi suất danh nghĩa quốc tế như vậy là khập khiễng bởi lẽ mức độ rủi ro của Việt Nam cao hơn so với đa số các nước trong khu vực, trong mẫu so sánh (thí dụ, Việt nam xếp hạng BB theo S & P (Mỹ) trong khi đó của Indonesia, Philippine là BBB, Thái Lan (BBB+), Malaysia (A-), Trung Quốc (A+), Hàn Quốc (AA), Singapore (AAA)…v.v. Theo quy luật kinh tế - tài chính, rủi ro cao thì lãi suất phải cao hơn (để bù đắp rủi ro đó). Vì thế, hiện nay doanh nghiệp (DN) Việt Nam đi vay vốn nước ngoài bằng USD trung hạn (1-5 năm), bên cho vay hoặc mua trái phiếu thường yêu cầu lãi suất USD từ 3-6%/năm, tùy thuộc vào thời hạn và mức độ rủi ro, tiềm năng của DN đó cũng như bản thân dự án đầu tư. Nên lưu ý rằng, khi các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế (như S & P, Moody’s) xếp hạng mỗi quốc gia hay doanh nghiệp tại quốc gia đó, họ đã tính đến hầu hết các tiêu chí mà Vafi đã nêu như chính trị ổn định, tăng trưởng kinh tế, ổn định vĩ mô, các cân đối lớn của nền kinh tế, hệ thống tài chính – ngân hàng, tiềm lực trả nợ….v.v.

Hai là, lạm phát Việt Nam cao hơn nhiều so với quốc tế và khu vực. Năm 2020 chẳng hạn, CPI của Việt Nam là 3,2% trong khi toàn cầu là 2%, Trung Quốc 2,5% và ASEAN-4 là 1%. Năm nay, dự báo lạm phát của Việt Nam có thể khoảng 3,5%, trong khi toàn cầu khoảng 2,8%, Trung Quốc 1,8% và ASEAN-4 khoảng 2%. Chính vì vậy, người dân có kỳ vọng gửi tiền vào ngân hàng, được hưởng lãi suất ít nhất là cao hơn tỷ lệ lạm phát để hưởng lãi suất dương, không bị "mất tiền" một cách vô hình. Đó cũng là tâm lý rất đời thường và hợp lý của người dân.

Ba là, giả sử chúng ta đưa được lãi suất tiền gửi VND là 0% trong khi lạm phát vẫn khoảng 3,5%, liệu người dân có mặn mà gửi tiền vào ngân hàng? trong khi có nhiều kênh đầu tư khác hấp dẫn hơn. Khi đó, hệ thống ngân hàng thiếu tiền gửi, vừa hứng chịu rủi ro thanh khoản, vừa không có đủ tiền để đáp ứng nhu cầu tín dụng của nền kinh tế. Vậy thì, hệ thống tài chính – tín dụng có thể bị rối loạn và doanh nghiệp thiếu vốn đầu tư kinh doanh, lấy đâu ra nguồn lực để tăng trưởng, để bảo đảm công ăn việc làm…v.v. Theo tính toán của TS. Cấn Văn Lực, dòng vốn tín dụng hiện nay chiếm khoảng gần 50% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, huy động qua thị trường chứng khoán (TTCK) khoảng gần 20%, còn lại là vốn FDI, đầu tư công và đầu tư tư nhân…v.v.

Bốn là, lãi suất tiền gửi quá thấp, người dân, DN sẽ mang tiền đi đầu tư vào những kênh khác như bất động sản, chứng khoán, vàng, tiền kỹ thuật số….vừa rủi ro hơn lại vừa thiếu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, tiêu dùng. Thực tế trong 5,5 tháng đầu năm nay đã diễn ra như vậy; tiền gửi ngân hàng chỉ tăng khoảng 3%, tín dụng tăng 5%, trong khi dòng tiền cá nhân đổ vào chứng khoán, bất động sản... cao hơn nhiều.

Năm là, giả sử dòng tiền đó chảy vào TTCK, như lập luận của Vafi, khi đó DN huy động vốn bằng cách phát hành trái phiếu, do không có tài sản đảm bảo, chủ yếu là tín chấp, DN sẽ phải trả lãi suất khá cao (như hiện nay lãi suất trái phiếu DN khoảng 10-12%/năm, thường cao hơn so với đi vay ngân hàng khoảng 1-3%/năm). Như vậy, liệu đây có phải là bài toán huy động vốn hiệu quả cho DN? Chưa kể là, nếu DN đó chẳng may phá sản, nhà đầu tư trái phiếu gần như mất trắng vì không có tài sản đảm bảo, không có bảo hiểm tiền gửi như khi gửi tiền vào ngân hàng. Chưa kể, như trên chuyên gia có nêu cấu trúc huy động vốn, hiện nay huy động vốn của DN từ kênh TTCK vẫn chỉ chiếm khoảng 20%.

"Tôi nghĩ, đề xuất giải pháp đột phá lúc này là rất quý, song cũng cần tính toán với cơ sở vững chắc, sát thực tiễn và khả thi hơn" - TS. Cấn Văn Lực kết luận.

Tùng Lâm - Theo Nhịp sống kinh tế

Đăng bởi Huyền Nguyễn 23-06-2021 88

Chuyên mục: Tài chính

Đăng tin mua bán online nhanh dễ dàng tại MuaBanNhanh.com hệ thống nền tảng, mạng xã hội hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiểu thương, người khởi nghiệp mua bán
Miễn phí Đăng tin. Không giới hạn Tin đăng.

Dịch vụ VIP Nhanh - Giải pháp kinh doanh Online toàn diện:

VIP 1
VIP 2
VIP 3
VIP 4
VIP 5
VIP Partner

Phát triển doanh nghiệp của bạn với MuaBanNhanh Marketing Online, nhận tư vấn ngay khi Liên hệ MuaBanNhanh 24/7!

Tin nổi bật Tài chính

Thương Mại Điện Tử, Mua Bán Hàng Online MuaBanNhanh.