kinhdoanh.muabannhanh.com kinhdoanh.muabannhanh.com

Đăng quảng cáo miễn phí: MuaBanNhanh, Nhà Đất, Xe
Tìm việc và tuyển dụng: Việc Làm Vui

Chuyên gia chỉ điểm 3 sai lầm tâm lý kinh điển khiến nhà đầu tư dễ mất tiền, cháy tài khoản trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Đã xem: 70
Cập nhât: 3 năm trước
Sau đây là một số sai lầm phổ biến về mặt tâm lý mà các nhà đầu tư mắc phải trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Đăng tin mua bán hàng online MuaBanNhanh.com nền tảng thương mại điện tử toàn diện

Chuyên gia chỉ điểm 3 sai lầm tâm lý kinh điển khiến nhà đầu tư dễ mất tiền, cháy tài khoản trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Dù là một nhà đầu tư lâu năm hay một người vừa mới tham gia thị trường chứng khoán thì việc gặp sai lầm trong quá trình đưa ra những quyết định đầu tư chứng khoán là không thể tránh khỏi. Điều quan trọng là nhà đầu tư cần nhận diện chính xác sai lầm để hạn chế việc mất tiền đến mức thấp nhất. Thành công trên thị trường chứng khoán chỉ đạt được khi nhà đầu tư biết khắc phục và đưa ra kế hoạch kiểm soát tốt hơn.

Sau đây là một số sai lầm phổ biến về mặt tâm lý mà các nhà đầu tư chứng khoán mắc phải được các chuyên gia phân tích trong talkshow Bí mật đồng tiền số 14 phát sóng trên VTV Digital với chủ đề Tháng 4 là lời nói dối của ai?

Mua cổ phiếu IPO là ngon ăn

Trên thực tế đây là suy nghĩ khá phổ biến đối với nhiều nhà đầu tư. Tuy nhiên trên thực tế điều này hoàn toàn có thể ngược lại. Còn nhờ năm 2018 khi CTCP FPT Retail thực hiện IPO cổ phiếu FRT, giá cổ phiếu sau khi chia tác đạt mức khoảng 80.000 đồng. Tuy nhiên sau đó cổ phiếu liên tục lao dốc và chạm đáy 12.000 đồng ở thời điểm nền kinh tế chịu tác động của dịch Covid-19. Hiện nay cổ phiếu này có giá khoảng 160.000 đồng. Thời điểm FRT thực hiện IPO, quỹ đầu tư có tiếng trên thị trường là Dragon Capital cũng mua rất nhiều cổ phiếu nhưng sau đó một thời gian đã cắt lỗ khi giá giá giảm mạnh.

Một số trường hợp khác như các bom tấn IPO ngành dầu khí như BSR, POW đến bây giờ giá vẫn chưa quay lại đỉnh cũ. Hoặc cổ phiếu Vinhomes (VHM) giá IPO sau chia tách là khoảng 100.000 đồng nhưng sau đó có cú rơi giảm 50% giá trị.

Chuyên gia chỉ điểm 3 sai lầm tâm lý kinh điển khiến nhà đầu tư dễ mất tiền, cháy tài khoản trên thị trường chứng khoán Việt Nam - Ảnh 1.

“Có phải doanh nghiệp định giá IPO thường hơi cao?”, MC Hoàng Nam đặt câu hỏi cho ông Phạm Đỗ Huy Cường, Thành viên HĐQT, Giám đốc Tài chính, An Phát Holdings

“Giá cổ phiếu chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố như yếu tố kinh tế vĩ mô, kỳ vọng của nhà đầu tư, nội tại của doanh nghiệp. Khi một cổ phiếu IPO xong và giá giảm liên tục như vậy có thể giá trị doanh nghiệp chưa thực sự tốt như họ công bố. Hoặc có những lý do gì khác.”, ông cho biết.

Bổ sung ý kiến của ông Cường, ông Phạm Lưu Hưng (Mr. X30) - Phó giám đốc Trung tâm Phân tích và Tư vấn Đầu tư Chứng khoán SSI (SSI Research) chia sẻ thêm:

“Tâm lý này xuất phát từ giai đoạn Việt Nam IPO nhiều doanh nghiệp. Giai đoạn 2006-2007 cứ mỗi khi có doanh nghiệp IPO, nhà đầu tư thường xông vào đăng ký mua tại các công ty chứng khoán. Nếu bỏ giá nếu trúng có thể bán ngay ở thị trường OTC với lãi cao.

Ở thị trường nước ngoài có một điểm khác là IPO gắn liền với niêm yết luôn. Sau khi IPO xong có thể niêm yết trên thị trường và giao dịch. Với những cổ phiếu hot nhiều người mua thì người ta sẽ cố gắng mua trong những phiên tiếp theo và thường cổ phiếu sẽ tăng rất mạnh sau đó. Tuy nhiên ở Việt Nam điều này chỉ xảy ra ở thời điểm chứng khoán nóng.

Ở Việt Nam sau khi IPO xong cổ phiếu không niêm yết ngay ví dụ như Vietcombank tới hàng năm hoặc DXG mất hơn 2 tháng. Nhà đầu tư có một khoảng rủi ro không biết giá cổ phiếu biến động như nào. Có thể 1-2 tháng sau giá cổ phiếu giảm và họ cảm thấy bị lừa nhưng nếu cầm dài hạn thì hầu như có lãi.”, ông Hưng cho biết thêm.

Mua cổ phiếu 1-2 tuần không tăng là bán

Dưới góc độ lãnh đạo doanh nghiệp, ông Cường cho rằng giá cổ phiếu chịu tác động của nhiều yếu tố. Và việc những nhà đầu tư mua muốn ăn bằng lần nên khi mua 1-2 tháng giá tăng và bán là chuyện bình thường. “Điều quan trọng là nội tại của doanh nghiệp, chiến lược dài hạn rõ ràng và tập trung nguồn lực của doanh nghiệp. Cái đấy là cái hấp dẫn nhà đầu tư. Có những doanh nghiệp tập trung vào mục tiêu ngắn hạn quý này lợi nhuận bao nhiêu nhưng cũng có doanh nghiệp dài hạn hơn thì sẽ phù hợp với những cổ đông dài hạn. Cổ đông mua đi bán lại 1-2 tháng là lựa chọn của cổ đông thôi”, ông Cường nhận xét.

Ôm cổ phiếu lỗ để chờ giá hồi

“Thực ra tâm lý ôm cổ phiếu lỗ để chờ hồi là điều rất bình thường. Trong tâm lý học hành vi, nhà đầu tư ngại thua lỗ hơn lãi hơn là điều bình thường. Điều này được gọi là hiệu chứng ngược vị thế. Mọi người thường hay lỗ giữ rất lâu, trong khi lãi vừa lên thì ngay lập tức bán.

Giải pháp cho tình huống này theo các bạn môi giới thường khuyên các nhà đầu tư là “phù thịnh chứ không phù suy”. Chúng ta nên cắt lỗ và chuyển sang cổ phiếu khác để không lỡ cơ hội”, ông Phạm Lưu Hưng chia sẻ.

Vị chuyên gia này còn nói đùa việc nhà đầu tư ôm lỗ chờ về giá sẽ gây ra tình trạng “có những đêm không thể ngủ vì những điều ngu không thể tả”.

Tuy nhiên cũng có một trường phái các nhà đầu tư khi cổ phiếu giảm sẽ mua thêm. Đây là trường hợp mua trung bình giá xuống. Tuy nhiên chuyên gia đến từ SSI cũng khuyên rằng khi muốn mua thêm cổ phiếu thì bạn cần đánh giá lại tình hình.

Nhà đầu tư không nên mua cổ phiếu chỉ vì trót mua giá cao rồi trong khi tình hình doanh nghiệp hay các mô hình phân tích kỹ thuật đều đang xấu đi. Nếu nhà đầu tư ôm tâm lý này và dùng thêm công cụ đòn bẩy, ông Hưng cho rằng sẽ rất nhanh chóng dẫn tới cháy tài khoản.

Bổ sung cho ý kiến của ông Phạm Lưu Hưng, BTV Hoàng Nam cho rằng việc mua thêm cổ phiếu khi giá giảm chỉ nên áp dụng khi nhà đầu tư thực sự nghiên cứu, hiểu kỹ và tin tưởng vào giá trị của doanh nghiệp.

Mộc An

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Đăng bởi Huyền Nguyễn 31-03-2022 70

Chuyên mục: Tài chính

Đăng tin mua bán online nhanh dễ dàng tại MuaBanNhanh.com hệ thống nền tảng, mạng xã hội hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiểu thương, người khởi nghiệp mua bán
Miễn phí Đăng tin. Không giới hạn Tin đăng.

Dịch vụ VIP Nhanh - Giải pháp kinh doanh Online toàn diện:

VIP 1
VIP 2
VIP 3
VIP 4
VIP 5
VIP Partner

Phát triển doanh nghiệp của bạn với MuaBanNhanh Marketing Online, nhận tư vấn ngay khi Liên hệ MuaBanNhanh 24/7!

Tin nổi bật Tài chính

Thương Mại Điện Tử, Mua Bán Hàng Online MuaBanNhanh.